Ảnh minh họa. Nguồn: performancetreanor.com
Hơn một nửa trong số chúng ta dành nhiều hơn 6 tiếng/ngày chỉ để ngồi và việc này diễn ra hằng ngày. Ngồi có thể ảnh hưởng tạm thời và lâu dài đến sức khỏe của bạn và cơ thể. Vì thế, ngồi có thể biến một hoạt động dường như vô hại trở nên nguy hiểm, thậm chí chết người.
Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết mức độ tổn thương, từ đầu đến chân, của việc ngồi suốt cả ngày, ngày này qua ngày khác.
Chân và mông yếu
Nếu bạn không sử dụng đến chúng, bạn sẽ mất chúng. Bằng việc ngồi cả ngày, bạn sẽ không cần sử dụng đến các cơ ở nửa dưới cơ thể để nâng đỡ cơ thể nữa. Việc này sẽ dẫn đến teo cơ, yếu cơ. Khi không có cơ ở chân và mông không khỏe để duy trì cân bằng cho cơ thể, thì cơ thể bạn sẽ có nguy cơ gặp chấn thương cao hơn.
Tăng cân
Di chuyển giúp các cơ của bạn giải phóng ra các phân tử như lipoprotein lipase, đây là những phân tử giúp tiêu hóa lượng chất béo và đường bạn ăn vào. Khi bạn dành đa số thời gian của mình cho việc ngồi, sự giải phóng phân tử này sẽ ít hơn và phần phía sau của bạn sẽ có nguy cơ mở rộng (mông lớn hơn), theo một nghiên cứu gần đây.
Bạn sẽ có nguy cơ cao mắc phải hội chứng chuyển hóa, kể cả khi bạn đã luyện tập. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, nam giới dành nhiều thời gian để ngồi hơn so với mức bình thường, sẽ tăng cân nhiều hơn ở vòng 2. Đây cũng là vị trí nguy hiểm nhất để dự trữ chất béo.
Đau hông và lưng
Cùng với cơ ở chân và mông, hông và lưng cũng sẽ phải gánh chịu hậu quả của việc ngồi nhiều. Ngồi nhiều sẽ làm gấp hông bị ngắn lại và tư thế ngồi của bạn cũng có thể sẽ làm tổn thương lưng của bạn, đặc biệt là khi tư thế ngồi của bạn không đúng hoặc bạn dùng ghế không phù hợp. Tư thế sai khi ngồi cũng có thể gây ra áp lực lên các đĩa đệm ở cột sống và có thể dẫn đến thoái hóa sớm và gây ra các cơn đau mãn tính.
Lo âu và trầm cảm
Những hiểu biết về tác động về mặt tinh thần của việc ngồi là rất ít, so với những hiểu biết về những tác động thể chất của việc ngồi. Nhưng nguy cơ trầm cảm và lo âu đều tăng cao ở những người ngồi nhiều. Việc này có thể là do thiếu những lợi ích của việc hoạt động thể thao, khi mà phần lớn thời gian trong ngày một người dùng để ngồi, thay vì chuyển động. Và như vậy thì những tác động về mặt tinh thần của việc ngồi sẽ được giảm nhẹ bằng việc luyện tập hằng ngày.
Bệnh tim mạch
Ngồi có thể làm tổn thương tim, thậm chí có thể dẫn đến các bệnh tim mạch. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, nam giới ngồi nhiều hơn 23 giờ/tuần để xem tivi sẽ có nguy cơ tử vong vì các bệnh tim mạch cao hơn 64% so với những nam giới chỉ xem tivi 11 giờ/tuần. Các nhà khoa học cho rằng những người ngồi nhiều sẽ có nguy cơ lên cơn đau tim hoặc đột quỵ cao hơn 147%.
Nguy cơ tiểu đường
Những người ngồi nhiều sẽ có nguy cơ mắc đái tháo đường cao hơn 112%. Trong một nghiên cứu xem xét về các ảnh hưởng của 5 ngày nghỉ ngơi trên giường, các nhà nghiên cứu đã thấy rằng những người này sẽ có nguy cơ kháng insulin cao hơn, hay còn gọi là tiền tiểu đường.
Suy tĩnh mạch
Ngồi trong một thời gian dài có thể dẫn đến việc máu bị ứ lại ở dưới chân. Tình trạng này sẽ dẫn đến suy giãn tĩnh mạch. Mặc dù suy tĩnh mạch không gây hại nhiều, nhưng việc những tĩnh mạch sưng và nhìn thấy rõ ở ngay dưới da sẽ khiến nhiều người mất tự tin. Trong những trường hợp hiếm gặp, người bệnh có thể sẽ tiến triển các bệnh nặng hơn, như hình thành cục máu đông.
Huyết khối tĩnh mạch sâu
Huyết khối tĩnh mạch sâu là một dạng cục máu đông thường gặp ở chân. Khi một phần của cục máu đông này vỡ ra, nó có thể làm tắc nghẽn dòng máu đến các bộ phận khác của cơ thể, như phổi, gây ra tình trạng thuyên tắc mạch phổi. Đây là một tình trạng cấp cứu có thể dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm hoặc thậm chí là tử vong. Ngồi quá nhiều, kể cả khi trên máy bay đi du lịch, cũng có thể gây ra huyết khối tĩnh mạch sâu.
Cứng vai và cứng cổ
Cùng với chân, mông và lưng, thì vai và cổ cũng sẽ phải chịu hậu quả của việc ngồi nhiều. Điều này đặc biệt đúng khi bạn phải ngồi nhiều và làm việc trước màn hình máy tính.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận