14/10/2019 09:46 GMT+7

8 lời khuyên giúp bạn hạnh phúc khi ăn uống

BS TRẦN PHẠM CHÍ (Theo sbs.com.au)
BS TRẦN PHẠM CHÍ (Theo sbs.com.au)

TTO - Chúng ta thường nghe 'những gì bạn ăn cho thấy bạn là ai', nhưng bằng cách nào và tại sao? Tám lời khuyên về ăn uống sẽ giúp bạn cải thiện tâm trạng, làm bạn luôn cười.

8 lời khuyên giúp bạn hạnh phúc khi ăn uống  - Ảnh 1.

Ăn uống cùng gia đình sẽ vui hơn - Ảnh: T.P

1. Hormone hạnh phúc

Serotonin là một hoạt chất trong não có tác dụng điều hòa tâm trạng và giấc ngủ. Ngoài phần được kích thích sản xuất bởi ánh nắng mặt trời và luyện tập thể lực, một phần quan trọng Serotonin có từ thức ăn có nhiều acid amin Trytophan - tiền chất tạo nên Serotonin.

Một số nghiên cứu cho thấy thiếu Trytophan dẫn đến trạng thái hung hăng, cáu gắt hay buồn bã. Một chế độ ăn lành mạnh giàu Trytophan bao gồm chuối, khoai lang, gạo lứt là những loại thức ăn có chỉ số đường thấp giúp điều chỉnh tâm trạng, tăng cảm giác an vui hạnh phúc.

2. Tự trải nghiệm

Những trải nghiệm mới cùng thức ăn cho cảm giác hạnh phúc hơn là mua thức ăn làm sẵn. Vào bếp để thử nấu một món ăn mới bạn chưa bao giờ thử giúp bạn gia tăng tính tò mò và thích thú hơn. Khi đi ăn ngoài, hãy thử một quán ăn mới hay kêu một món ăn bạn chưa bao giờ dùng thử, bạn sẽ có cơ hội khám phá một hương vị mới.

3. Ăn trong chánh niệm

Chánh niệm được chứng minh là có tác dụng tích cực lên cảm giác hạnh phúc. Tuy nhiên khi ăn, phần lớn chúng ta lại quên đi lợi ích đó. Phần lớn chúng ta ăn với miệng đầy thức ăn mà không biết đang ăn gì. Chúng ta làm ra tiền, mua thức ăn hoặc đi ăn ngoài mà không có sự trải nghiệm cùng thức ăn.

Ăn trong chánh niệm có nghĩa là ăn với sự chú ý và hiểu biết. Thức ăn khi đó không phải đơn thuần là nuôi dưỡng mà là một món quà. Ăn trong chánh niệm đem đến cảm giác trân trọng và biết ơn người làm ra thức ăn, đồng thời cho ta cảm giác hạnh phúc.

Để trở thành người ăn có chánh niệm, bạn cần phải ăn chậm, chú ý đến hương vị, các thành phần của thức ăn khi ăn.

4. Ăn nhiều loại rau

Chúng ta nên đa dạng hóa các loại rau cần ăn, điều mà phần lớn mọi người không chú ý đến. Chế độ ăn nhiều loại rau củ tươi giúp cải thiện tâm trạng. Tốt nhất nên ăn nhiều loại rau có màu sắc khác nhau sẽ cung cấp các loại vi dưỡng chất, vitamin và chất khoáng với thành phần tối ưu.

5. Ăn cùng bạn

Chúng ta đều biết khi ăn mang con người lại với nhau nhưng không biết ăn cùng với những người thân làm gia tăng tuổi thọ. Cùng nhau nấu và san sẻ thức ăn, đặc biệt là giữa các thành viên trong gia đình, bạn bè làm gia tăng cảm giác hạnh phúc và sự kết nối giữa mọi người.

6. Sôcôla

Sôcôla có thể ngăn được cảm giác thèm đường lúc đói. Sôcôla còn giúp giảm lo âu và gia tăng cảm giác hài lòng. Tác dụng đó có được là do chất cocoa polyphenol trong sôcôla tương tác với các thụ thể GABA ở trong não.

Do đó, hãy dùng thức ăn màu nâu này thay vì ăn quá nhiều đường tinh luyện vốn không tốt cho sức khỏe tâm thần.

7. Ăn để cho lại

Có thể còn hơn là một cảm giác ấm áp, vui vẻ khi chúng ta giúp người khác, một số nghiên cứu chỉ ra rằng sự dâng tặng là nền tảng cho một sức khỏe tốt và hạnh phúc cũng như có mối liên quan chặt chẽ giữa lòng yêu thương và sự an vui. Cảm giác hạnh phúc được nhân đôi khi đi mua sắm ở những nơi có các sản phẩm từ thiện.

8. Dành thời gian cho uống trà

Uống một tách trà nóng sau một ngày làm việc căng thẳng sẽ giúp bạn thư giãn. Tuy nhiên, trà còn tạo ra cảm giác hạnh phúc hơn chỉ là thư giãn. L-theanin, chất có trong trà xanh giúp làm giảm căng thẳng và ngủ ngon, tạo cảm giác hạnh phúc hơn. Uống trà trong bữa ăn như là một nghi thức tĩnh tâm, đồng thời giúp bổ sung thêm polyphenol - chất chống oxy hóa vốn rất có lợi cho sức khỏe.

Hãy ăn uống một cách lành mạnh theo các hướng dẫn trên sẽ giúp bạn không những có một cơ thể khỏe mạnh mà còn có một tinh thần lạc quan, hạnh phúc và yêu đời.

Đổi cách ăn uống, loài người sẽ tránh được Đổi cách ăn uống, loài người sẽ tránh được 'ngày phán quyết cuối cùng'?

TTO - Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) dự báo khủng hoảng lương thực sẽ xảy ra nếu nhân loại không hành động ngay để kiểm soát lượng khí thải carbon, đặc biệt là tại các nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

BS TRẦN PHẠM CHÍ (Theo sbs.com.au)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên