05/09/2017 11:33 GMT+7

7 việc cần làm và 2 việc nên tránh khi giảm biên chế

BÙI HIỂN - LÊ MINH TIẾN
BÙI HIỂN - LÊ MINH TIẾN

TTO - Sau bài viết “Bộ máy hành chính: Không tinh giản, không chịu nổi!”, nhiều ý kiến đồng tình với việc phải quyết liệt giảm biên chế và đề xuất các giải pháp để thực hiện nhanh công việc khó khăn này.

7 việc cần làm và 2 việc nên tránh khi giảm biên chế - Ảnh 1.

Thí sinh làm bài thi tuyển công chức TP.HCM tại Học viện Cán bộ TP.HCM - Ảnh: Tự Trung

Nhằm góp thêm một góc nhìn, Tuổi Trẻ xin giới thiệu ý kiến của bạn đọc Bùi Hiển và Lê Minh Tiến (TP.HCM).

7 việc cần làm

Để chủ trương tinh giản biên chế của Chính phủ đạt kết quả như mong muốn, theo tôi cần thực hiện 7 việc sau:

“Không có rào cản trong tinh giản biên chế” “Không có rào cản trong tinh giản biên chế”

TT - “Theo quy định, cứ hai năm không hoàn thành nhiệm vụ thì anh thuộc đối tượng tinh giản biên chế. Tinh giản biên chế lần này không có rào cản nào, không phân biệt người có chức vụ hay không có chức vụ. Cán bộ lãnh đạo, người có học hàm học vị hay con ông cháu cha cũng không có rào cản”.

Một là các bộ ngành trung ương không nên duy trì văn phòng đại diện phía Nam vì hệ thống thông tin liên lạc hiện nay khác xưa rất nhiều, chỉ cần giao dịch qua điện thoại hay thư điện tử là có thể giải quyết được công việc.

Hai là nên giảm bớt các đầu mối trung gian vừa "tam sao thất bổn" vừa làm mất thời gian cho công việc.

Ba là giảm bớt các ban chỉ đạo và các hội đồng nhằm tăng thêm trách nhiệm cá nhân và giảm chi phí hành chính công (thực tế TP Đà Nẵng đã hợp nhất và giải thể hơn 70 ban chỉ đạo và hội đồng do hoạt động chồng chéo không hiệu quả).

Bốn là nên thực hiện khoán chế độ xăng xe đối với một số chức danh có tiêu chuẩn ôtô đưa đón nhằm giảm bớt bộ máy phục vụ.

Năm là có chế độ khuyến khích vật chất đối với người sắp đến tuổi nghỉ hưu muốn nghỉ hưu sớm và người có nguyện vọng nghỉ việc để ra ngoài làm việc.

Sáu là thực hiện luân chuyển công tác từ nơi dư biên chế sang nơi còn thiếu biên chế.

Bảy là, cần thực hiện nghiêm chủ trương của Chính phủ: không kéo dài thời gian làm việc của người nghỉ hưu để bố trí những người dôi dư thay thế.

2 điểm yếu cần khắc phục

Việc tinh giản biên chế phải được đẩy mạnh hơn nữa nhằm nâng cao hiệu năng của bộ máy, giảm bớt các đầu mối, thủ tục hành chính để người dân, doanh nghiệp giảm được công sức, thời gian, tiền bạc.

Muốn làm được điều này, cần tập trung vào việc khắc phục điểm yếu trong khâu tuyển dụng và trong đánh giá cán bộ - công chức. Cách tuyển dụng nhân sự vào bộ máy hành chính hiện nay đề cao lý lịch và các mối quan hệ thân quen chứ không dựa hoàn toàn trên yêu cầu công việc.

Điều này đã được chứng minh khi nhiều cơ quan, đoàn thể ở một số địa phương bị phát hiện là có nhiều người thân trong gia đình cùng làm việc. Và chính các mối quan hệ thân tộc đang là một trong những lực cản rất lớn cho việc cải cách bộ máy, tinh giản biên chế.

Về cơ chế đánh giá cán bộ - công chức hằng năm, hiện nay chưa áp dụng được phương pháp đánh giá khách quan, khoa học với những tiêu chí định lượng rõ ràng nên gần như cán bộ - công chức nào cũng được xếp loại là hoàn thành nhiệm vụ.

Khi tất cả đều hoàn thành nhiệm vụ thì thật khó để tinh giản biên chế vì không có lý do gì để loại bỏ những người hoàn thành nhiệm vụ cả.

BÙI HIỂN - LÊ MINH TIẾN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên