Bước 1: Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành quyết định xác minh và thành lập tổ xác minh.
Bước 2: Tổ xác minh yêu cầu người được xác minh giải trình về tài sản, thu nhập của mình...
Bước 3: Tiến hành xác minh tài sản, thu nhập, yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung xác minh.
Kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đang quản lý tài sản, thu nhập áp dụng biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại, chuyển dịch tài sản...
Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền định giá, thẩm định giá, giám định tài sản, thu nhập phục vụ việc xác minh. Giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình xác minh.
Bước 4: Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập. Đánh giá về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai; trong việc giải trình... Kiến nghị xử lý vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập.
Bước 5: Kết luận xác minh tài sản, thu nhập về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của việc kê khai tài sản, thu nhập; tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm; kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập.
Bước 6: Trong thời hạn năm ngày kể từ ngày ban hành kết luận xác minh, người ra quyết định xác minh có trách nhiệm công khai bản kết luận tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người được xác minh thường xuyên làm việc.
Việc công khai này tương tự việc công khai bản kê khai theo điều 39 Luật phòng chống tham nhũng.
(theo quyết định 70/QĐ-TTCP được Thanh tra Chính phủ ban hành ngày 8-3-2021)
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận