13/10/2011 07:39 GMT+7

36 giờ của người nước ngoài trên tàu Thống Nhất

THƯỜNG NGA (Theo CNNGo)
THƯỜNG NGA (Theo CNNGo)

TTO - "Sao anh không đi máy bay. Tàu chạy chậm lắm” - một người bạn hỏi khi tôi nói sẽ đi Sài Gòn. Cô ấy nói đúng. Tàu hỏa Việt Nam chậm, rất chậm. Nhưng giống như nhiều thứ khác ở đất nước này, chuyến tàu không chỉ là đi đến nơi, mà cả cuộc hành trình, trong 36 giờ.

TTO giới thiệu bài viết của tác giả Matthew Bennett, xuất bản trên CNN ngày 10-10-2011.

zFA5F7SJ.jpgPhóng to
Những tấm apphich bên ngoài phòng đợi ở ga Hà Nội, điểm khởi hành của những chuyến tàu vào Nam - Ảnh: Cnngo

Đi lại bằng tàu hỏa từng là phương thức phổ biến nhất để khách du lịch đi vòng quanh đất nước, nhưng với sự gia tăng của nhiều hãng hàng không nội địa giá rẻ, hiện nay tàu hỏa không còn được ưa chuộng.

Tuyến đường sắt Thống Nhất do Pháp xây dựng năm 1936, dài 1.726 km. Liên tục bị đánh bom trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đường sắt Việt Nam hoạt động gián đoạn cho đến năm 1976 khi thống nhất hai miền Nam Bắc.

Tuyến đường từ Hà Nội vào Sài Gòn (TP.HCM) thường được gắn với chuyến tàu Thống Nhất Bắc Nam. Năm nay đánh dấu 75 năm ngành đường sắt đi vào phục vụ, và dù không chỉ có một chuyến tàu như trước kia nhưng cái tên ấy vẫn không thay đổi.

Rời thành phố

Chúng tôi rời Hà Nội trong một chiều mưa và bắt đầu hành trình vào Nam. Chặng đầu tiên của hành trình, con tàu đưa chúng tôi lướt qua vùng ngoại ô thành phố. Tàu chạy sát đường cao tốc đến nỗi có cảm giác xe máy và ôtô ở ngay sát cửa sổ con tàu.

Đường tàu bắt đầu hẹp lại khi đến Ninh Bình, ga chính đầu tiên của tuyến đường tàu hỏa Bắc Nam, đây là thủ đô của Việt Nam trong thế kỷ 10.

Phong cảnh bên ngoài thật ngoạn mục. Con tàu chầm chậm lăn bánh, cắt một đường xuyên qua màu xanh của cỏ cây. Sau đó, chúng tôi tiếp tục tiến về phía Nam, vượt qua sông Bến Hải, nơi từng là ranh giới phân chia hai miền Bắc Nam.

TWCvMRFp.jpgPhóng to
Giá cho một giường cứng từ Hà Nội vào Sài Gòn khoảng 70 USD, với thời gian đi tùy thuộc vào dịch vụ - Ảnh: CNNGo
2U2U2L9A.jpgPhóng to
Cabin của người lái tàu SE3 từ Hà Nội vào TP.HCM. Đường sắt Bắc - Nam dài 1.726km, được mở lại năm 1976 - Ảnh: CNNGo
f7N3IG7r.jpgPhóng to
Nhìn ra bên ngoài cửa sổ từ khoang tàu. Mặc dù không còn phổ biến với khách du lịch như trước đây, tàu hỏa vẫn là một lựa chọn đi lại giá rẻ - Ảnh: CNNGo
2JBLVMjz.jpgPhóng to
Cảnh quan bên ngoài sau khi tàu vừa rời ga Hà Nội. Tuyến đường sắt chạy song song với đường quốc lộ và khách có thể ngắm nhìn ngoại ô Hà Nội - Ảnh: CNNGo

Cảnh đẹp ngoài cửa sổ

Đoạn đường giữa Huế và Đà Nẵng băng qua ngọn đèo Hải Vân nổi tiếng vì vẻ đẹp của nó.

Đi qua đường hầm đào xuyên núi ra con đường ôm lấy bờ biển, tất cả hành khách đều đổ xô về cửa sổ để chiêm ngưỡng cảnh đẹp tuyệt vời bên ngoài.

tyVZscQ6.jpgPhóng to
Nhân viên phục vụ đồ ăn trên tàu SE3 từ Hà Nội vào Sài Gòn. Có hàng chục chuyến tàu chạy hằng ngày giữa hai thành phố lớn của Việt Nam - Ảnh: CNNGo
IJMJdRF0.jpgPhóng to
Người đàn ông phía sau xem tivi ở hạng ghế ngồi. Tàu Thống Nhất có bốn hạng chính, từ giường mềm đến ghế cứng - Ảnh: CNNGo

Tại Đà Nẵng, sân ga náo nhiệt với những người bán hàng rong, quầy thức ăn và người của các công ty du lịch tìm kiếm khách tới nghỉ tại khách sạn của họ gần Hội An, một trong những điểm đến dành cho khách balô được yêu thích nhất Việt Nam.

Phố cổ được xếp hạng di sản thế giới này chỉ cách ga Đà Nẵng một chuyến xe buýt ngắn, quanh năm đông đúc khách du lịch. Erin, 26 tuổi, đến từ California (Mỹ), đang đi du lịch với hai người bạn. Họ có hai tuần và đang cố gắng đi được nhiều nơi ở Việt Nam nhất có thể.

“Ở Mỹ đi lại bằng tàu hỏa rất đắt, vì vậy chúng tôi không có cơ hội đi tàu thường xuyên”, Erin cho biết.

hpUJ669S.jpgPhóng to
Sân ga Đà Nẵng, một địa danh được yêu thích giữa hành trình. Với di sản thế giới Hội An chỉ cách một chuyến xe buýt ngắn và những bãi biển đẹp ngay gần kề, Đà Nẵng được nhiều khách du lịch lựa chọn là điểm dừng chân trong vài ngày - Ảnh: CNNGo
JCLULfqS.jpgPhóng to
Con tàu chạy rầm rập xuyên qua đường hầm trong vách đá dọc bờ biển. Phong cảnh nhìn từ cửa sổ trên chặng đường Huế - Đà Nẵng qua đèo Hải Vân - Ảnh: CNNGo

Ga cuối

Sau đêm thứ hai trên tàu, chúng tôi cách Sài Gòn chừng 100 km.

Những cánh đồng lúa vẫn trải dài ngoài cửa sổ. Khi chúng tôi đến gần thành phố hơn, vùng ngoại ô hiện ra trước mắt và khi vào tới Biên Hòa, dấu hiệu của cuộc sống đô thị trở nên rõ rệt hơn.

Cửa hàng nằm dọc hai bên quốc lộ, và bạn có thể nhìn thấy người dân ăn sáng, phơi quần áo. Một số người vẫy chào khi đoàn tàu đi qua, dường như đó là một “nghi thức” buổi sáng cùng với tách cà phê của họ.

Cuối cùng, chúng tôi bước ra ngoài ánh nắng rực rỡ trên sân ga Sài Gòn, cảm nhận thành phố thật tươi mới và rộng rãi.

OcZ4pMTp.jpgPhóng to
Những cánh đồng lúa ở Biên Hòa. Dù không nhanh, chuyến tàu cho du khách cơ hội tuyệt vời để ngắm nhìn những phong cảnh đẹp nhất dọc chiều dài Việt Nam - Ảnh: CNNGo
XkpyIJmq.jpgPhóng to
Hành khách xuống tàu ở ga Sài Gòn. Hành trình đường sắt, trước đây được xem là một tuyến đường châu Á kinh điển, đã không còn phổ biến khi ngày càng có nhiều hãng hàng không nội địa giá rẻ - Ảnh: CNNGo
JYnPtocS.jpgPhóng to
Người bảo vệ kiểm tra vé của hành khách đến Sài Gòn, điểm cuối của các chuyến tàu nhanh Thống Nhất - Ảnh: CNNGo

Đi du lịch bằng tàu hỏa ở Việt Nam cho bạn cơ hội giao tiếp với mọi người, chia sẻ hành trình, ăn thức ăn của người địa phương, bế con cái của họ... - những trải nghiệm mà ít du khách có được trong thời đại du lịch hàng không tốc độ cao này.

Cách đi

Sáu chuyến tàu chạy hằng ngày với thời gian đi từ 30-39 giờ tùy thuộc dịch vụ. Giá vé khoảng 70 USD cho toàn bộ hành trình ở hạng giường cứng, đối với khoang có điều hòa, giường mềm giá cao hơn.

Các ga chính dọc theo tuyến đường tàu hỏa Thống Nhất bao gồm Ninh Bình, Vinh, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Nha Trang và Biên Hòa.

THƯỜNG NGA (Theo CNNGo)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên