“Có mã đề quá dễ, còn mã đề lại quá khó. Như vậy là không công bằng đối với thí sinh, nhất là kỳ thi có dùng kết quả để xét tuyển vào ĐH” - thí sinh Hoàng Vũ băn khoăn.
Tuổi Trẻ đã liên hệ với các giáo viên ở TP.HCM để nhờ họ xem lại vấn đề này.
Cô Bùi My Thúy, giáo viên sử, Trường THPT Gia Định, cho biết: “Học trò có đưa cho tôi xem một số mã đề và tôi rất ngạc nhiên khi thấy các đề có sự chênh lệch với nhau về độ khó. Đối với môn Sử, mã đề 320 khó hơn mã đề 319 và 321 rất nhiều; mã đề 301 cũng khó hơn mã đề 319,…
Yếu tố mà các em học sinh cho là khó chính là câu hỏi yêu cầu kiến thức chuyên sâu. Còn ở mã đề dễ thì lại không có dạng câu hỏi như vậy mà chủ yếu là những câu hỏi nằm trong phần kiến thức trọng tâm.”.
Thầy nguyễn Cửu Phúc, tổ trưởng Tổ Hóa, Trường THPT Nguyễn Công Trứ, cũng đồng tình với ý kiến trên: “Ở môn hóa có 4 đề gốc, ban ra đề xáo lại thành 24 mã đề. Các câu hỏi cơ bản thì không có gì để nói. Cái mà nhiều thí sinh quan tâm là những câu hỏi nâng cao, vì phần này rất quan trọng, nó quyết định cho việc thí sinh đậu hoặc rớt khi xét tuyển vào ĐH”.
Theo thầy Phúc: “Nếu xét về mặt chuyên môn: đương nhiên các đề không thể đồng đều về độ khó được, chắc chắn chỉ ở mức tương đối mà thôi. Về mặt chủ quan, rất có thể thí sinh A giỏi về dạng bài tập A nhưng lại gặp trúng mã đề ra câu hỏi nâng cao ở dạng kiến thức B. Trong khi đó, bạn của em A lại làm trúng mã đề ra dạng kiến thức A. Việc đề thi có 24 mã đề vô tình trở thành một sự hên, xui cho thí sinh khi đi thi”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận