05/07/2018 16:35 GMT+7

100 năm, trăm chuyện về sân bay Tân Sơn Nhất

PHẠM VŨ
PHẠM VŨ

TTO - 'Trên từng tấc đất Tân Sơn Nhất là bao máu xương người Việt hôm qua. Trên từng đá sỏi rêu phong hay vỏ đạn còn chìm khuất đâu đó là bao câu chuyện lịch sử cần phải được kể lại, nhắc nhở chân xác cho mai sau...'

100 năm, trăm chuyện về sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh 1.

Ảnh: TỰ TRUNG

Ôn cố tri tân chẳng biết có hơi quá hay không, nhưng tôi luôn có niềm tin chúng ta phải thấu hiểu quá khứ mới đến được tương lai tốt đẹp.

Tác giả QUỐC VIỆT

Mua bán, xây cất bất hợp pháp trên đất quân sự, ngập nước ở sân bay, quá tải phi trường, hàng lậu, sân golf... thì ra không phải đến những năm này, ngày này mới nóng bỏng ở sân bay Tân Sơn Nhất, mà mấy mươi năm trước, giữa khói lửa chiến tranh cũng đều đã xảy ra. Có việc được giải quyết nghiêm khắc, cũng có việc được nghiên cứu nghiêm túc, nhiều việc được khắc phục rốt ráo.

Kế hoạch mở rộng sân bay cũng đã được vạch ra tỉ mỉ ngay trước những biến động thời cuộc...

Trăm chuyện như thế hôm nay được tái hiện trong 100 năm phi trường Tân Sơn Nhất. Nhà báo Quốc Việt, một tác giả luôn nặng trĩu suy tư trên từng con chữ, giãi bày: "Trên từng tấc đất Tân Sơn Nhất là bao máu xương người Việt hôm qua. Trên từng đá sỏi rêu phong hay vỏ đạn còn chìm khuất đâu đó là bao câu chuyện lịch sử cần phải được kể lại, nhắc nhở chân xác cho mai sau...".

Từ những bài báo chạy trên dòng thời sự, với niềm thôi thúc "ôn cố tri tân", anh bỗng dấn mình vào công cuộc khảo cứu lịch sử nghiêm túc như một nhà chuyên môn "thứ thiệt".

Hơn ba năm sưu tập tài liệu từ mọi nguồn, cố gắng tiếp cận những sử liệu gốc, tìm kiếm nhân chứng để điểm xuyết những câu chuyện thật, những số phận con người vào giữa tư liệu...

100 năm từ ngày những chiếc máy bay đầu tiên nghiêng cánh trên bầu trời Việt Nam, từ ngày Tân Sơn Nhứt còn là một cổ thôn của tỉnh Gia Định cho đến Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất hôm nay được mở ra.

100 năm ấy, lịch sử nước Việt đi qua những đoạn thăng trầm, những biến động, đổi thay. Người Pháp đến rồi đi. Người Mỹ đến rồi đi. Người Việt di cư, di tản. Mỗi bước đi của lịch sử, của con người đều in đậm dấu chân trên phi trường Tân Sơn Nhất.

Chiến tranh Việt Nam mấy mươi năm, bao nhiêu sự kiện máu lửa dữ dội đã diễn ra chính ngay tại Tân Sơn Nhất...

Tìm hiểu về lai lịch một sân bay, không ngờ lại là một dịp ôn lại lịch sử cả một đất nước, dân tộc, và càng thấy những chương, những mảnh ghép như Tân Sơn Nhất là không thể thiếu để nhìn rõ quá khứ và hình dung tương lai.

Và không chỉ là lai lịch của một phi trường với những đường băng, phi đạo, trong cuốn sách này còn đọc được ra cả lịch sử hàng không Việt Nam với Hãng Air Việt Nam, với chuyện luồn lách khó khăn để mua được chiếc Boeing đầu tiên sau hòa bình giữa vòng vây cấm vận, chuyện những người phi công tâm huyết gắn bó với bầu trời quê hương, vượt lên những biến động thời cuộc...

Chương cuối cùng "Tương lai nào cho Tân Sơn Nhất?" là một chương sách mở. Mở để đón những bước phát triển mới của Tân Sơn Nhất sau những sự biến đang mỗi ngày mỗi nóng quanh mảnh đất vàng quanh sân bay, của sân bay, sau những tranh luận về mở rộng sân bay đã bao lâu rồi vẫn không thôi giằng co, sau những thảo luận về cải tổ vận hành đường băng, phi đạo...

Sau khi hóa thân thành nhà nghiên cứu lịch sử để tìm chặng đường trăm năm, tác giả trở lại làm một nhà báo quan sát và ghi chép. Quan sát lần này là dưới góc nhìn của trăm năm. Ghi chép lần này là với ước vọng từ trăm năm.

Mỗi người Việt đọc 1,2 quyển sách một năm Mỗi người Việt đọc 1,2 quyển sách một năm

TTO - Đó là con số được đưa ra tại hội thảo quốc gia về xây dựng văn hóa đọc và phát triển mô hình thư viện thân thiện trường tiểu học diễn trong 2 ngày 29 đến 30-6, tại TP Đà Nẵng.

PHẠM VŨ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên