12/07/2016 15:11 GMT+7

10 phim điện ảnh có phong cách thời trang đẹp nhất

ĐỨC TRẦN tổng hợp
ĐỨC TRẦN tổng hợp

TTO - Nhiều tác phẩm điện ảnh cho thấy ảnh hưởng rõ rệt và tầm quan trọng của phong cách thời trang lên cách xây dựng nhân vật. In the mood for love của Vương Gia Vệ là một điển hình.

In the mood for love là một phim đẹp về hình thức và lãng đãng về câu chuyện tình không lời - Ảnh: mubi

1. In The Mood For Love (2000)

Đạo diễn Vương Gia Vệ từng tiết lộ rằng để tạo ra quý cô Tô Lệ Trân, ông chọn 20 đến 25 bộ sườn xám cho Trương Mạn Ngọc. “Vì chúng tôi cắt cảnh liên tục nên trông như một buổi trình diễn vậy, cô Trương thay đổi trang phục liên tục”.

Họa tiết hoa văn, hình học, kẻ sọc và cả lụa… trong đó cả bộ đầm in hoa thủy tiên màu vàng ở trang phục thứ 12 của Tô Lệ Trân.

Bộ ảnh thời trang lấy cảm hứng từ phim In the mood for love bởi nhiếp ảnh gia Hong Kong Patrick Shing Wong.

Một số bộ cánh còn hài hóa với khung nền cảnh phim, khiến cho hình ảnh có một sự liên kết nhất định. Trong phim, Tô Lệ Trân chỉ mặc một chiếc áo khoác đỏ duy nhất.

Tất cả các mẫu trang phục đều do William Chang thực hiện cho phim, ông cũng đồng thời là chuyên gia trang điểm trong phim. Ngoài hai giải thưởng Kim Mã và Kim Tượng, Chang còn được đề cử ở hạng mục Thiết kế sản xuất.

>>Các trang phục của Trương Mạn Ngọc trong phim In the mood for love:

2. Cover Girl (1944)

Rita Hayworth quyền quý và sang chảnh trong vai Maribelle Hicks (cô đóng hai nhân vật) - Ảnh: IMDB

Trong phim, huyền thoại sắc đẹp Rita Hayworth vào vai Rusty - một cô nàng hát bè trong CLB Brooklyn, bỗng một ngày có được cơ hội lên bìa tạp chí thời trang danh tiếng. Đổi lại, cô mất đi tình yêu với người bạn trai Danny và công việc yêu thích của một ca kỹ.

Rita Hayworth trong phim

Là phim màu kỹ thuật số đầu tiên của hãng Colombia nên Cover Girl rất được trau chuốt. Cả ba nhà thiết kế nổi tiếng bấy giờ là Gwen Wakeling, Muriel King và Travis Banton đều khiến khán giả choáng ngợp trước đẳng cấp trang phục mà các nhân vật nữ mặc trong phim.

3. A Single Man (2009)

Trường phái tối giản (minimalist) được tôn vinh trong phim A Single Man - Ảnh: IMDB

Đạo diễn phim đầu tay này là Tom Ford - một cái tên máu mặt trong làng thời trang, vậy nên không có lý do gì tác phẩm của ông lại không sặc mùi phù phiếm. Từ bộ suite thanh lịch mà giáo sư đại học George Falconer vận vào người đến bộ đầm đen trắng của Charley - người đàn bà quan trọng trong đời ông.

Vì là một phim xoáy sâu vào lối sống vương giả nhưng đượm buồn của Falconer và mối quan hệ giữa ông với những nam thanh niên trẻ khác, mà A Single Man trông như “kinh thánh thời trang” dành cho phái mạnh.

Từ chiếc áo len Polo có cổ tông nâu trầm hợp vẻ ngoài tri thức của tài tử Colin Firth đến chiếc áo Jumper đan lông dạ ánh hồng đi với quần jeans của Nicholas Hoult… Bộ phim thầm đẫm hương vị ngọt ngào và cổ điển của những năm 60 và trên tinh thần.

4. Clueless (1995)

Clueless được xem là từ điển thời trang khi ra mắt, vì kết hợp rất nhiều phụ kiện bắt mắt - Ảnh: IMDB

Cher Horowitz và cô bạn học luôn là tâm điểm của trường cấp ba ở Beverly Hills vì độ chịu chơi khi chưng diện. Dù thay đổi tương quan về cuộc sống, tình yêu, tuổi trẻ nhưng cả phim Cher rất trung thành với gu ăn mặc hợp thời.

Clueless 

 

Xem phim, bạn dễ dàng nhận ra ưu điểm của trào lưu ăn mặc những năm 90. Nào là những chiếc vòng đeo cổ (đang thịnh hành trở lại), áo khoác giả lông, vớ cao đến tận gối hay áo hai dây Calvin Klein… tất cả đều nhờ vào công lao của nhà thiết kế phục trang Mona May.

5. Breakfast at Tiffany’s (1961)

Một trong những bộ trang phục xa xỉ và bắt mắt của Holly Golightly - Ảnh Cắt từ video

Chiếc đầm satin màu đen dài của Givenchy trở thành biểu tượng kinh điển của Audrey Hepburn mãi về sau này. Và trong phim, nhân vật Holly Golightly của bà - một quý cô nhìn thì đài các nhưng lại thích xin tiền lẻ của đàn ông và sống vì mục đích lấy chồng giàu.

Bỏ qua khát khao rất bản năng của Holly, nhìn vào gu ăn mặc của nàng, ta nhận ra ngay dù nàng vô sản nhưng lại cực kỳ duyên dáng, tài năng trong cách chọn lựa bộ cánh bắt mắt che đi thanh hình manh khảnh, cò hương.

Dù với nguyên tác, cuộc đời nàng Holly bạc bẽo, song khi Hollywood “ra tay”, Breakfast at Tiffany’s lại đẹp như một bài thơ từ cái đẹp bề ngoài (những bộ trang phục kiêu kỳ) đến vẻ đẹp bên trong lúc Holly nhận ra đâu là thứ quý giá mà nàng cần.

>> Xem tiếp phần 2: 10 phim điện ảnh có phong cách thời trang đẹp nhất

ĐỨC TRẦN tổng hợp
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên