07/02/2023 08:50 GMT+7

Xưng hô trong tiếng Việt có khó không?

Dù khi tuổi đã cao, học trò gặp thầy cô vẫn cứ chào thầy/cô và xưng em. Ở đây xin nói thêm một trường hợp đặc biệt: huấn luyện viên Park Hang Seo vẫn được các cầu thủ và phóng viên gọi bằng cái tên thân thương: thầy Park.

Xưng hô trong tiếng Việt có khó không? - Ảnh 1.

Huấn luyện viên Park Hang Seo vẫn được các cầu thủ học trò và phóng viên gọi bằng cái tên thân thương: thầy Park

1. Các từ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú và đa dạng. Chúng gồm các lớp từ sau:

- Các đại từ nhân xưng: tôi, tao, mày, nó, hắn...

- Các danh từ chỉ quan hệ họ hàng: ông, bà, cha, mẹ, bác, chú, cô, dì, cậu, mợ, anh, chị, em, con, cháu...

- Các từ chỉ chức danh nghề nghiệp: giám đốc, bộ trưởng, hiệu trưởng, giáo sư, thầy, cô (giáo)...

- Các tên riêng của người.

Cũng có những khác biệt đôi chút trong cách xưng hô hằng ngày giữa các vùng miền như: bố mẹ - ba má (mẹ)...

Về cách xưng hô trong quan hệ họ hàng, lớp từ chủ yếu được dùng để xưng hô trong gia đình, trong họ hàng là các danh từ chỉ quan hệ thân tộc (trừ các từ: dâu, rể, vợ, chồng). Thứ đến là các đại từ nhân xưng.

Khi giao tiếp, người ta thường theo quy tắc xưng hô đối xứng. (Ví dụ: giữa A và B có quan hệ chú - cháu thì sẽ xưng gọi theo quan hệ này); quy tắc về tuổi tác (tục ngữ Việt có câu "Bé người con nhà bác, lớn xác con nhà chú" có ý cần tôn trọng vai anh, vai em trong quan hệ họ hàng.

Khi cả hai người đã nhiều tuổi, hoặc khi người ở vai dưới nhiều tuổi hơn thì quy tắc xưng hô đối xứng có thể thay đổi bằng cách gọi thay vai (cô, chú, bố mẹ gọi con lớn bằng anh, chị).

Về cách xưng hô ngoài xã hội, nhiều từ xưng hô trong quan hệ thân tộc đã được chuyển dùng để xưng hô ngoài xã hội với các quy tắc về tuổi tác, quy tắc tạo sự thân mật, gần gũi hay xa cách (tùy theo quan hệ với người nói chuyện).

Căn cứ vào tuổi tác hoặc đoán nhận về tuổi tác giữa những người chưa quen biết để xác định người đó đáng gọi là ông, bà, chú, bác, cô, dì hay anh, chị, em, con, cháu... Như vậy các từ ông, bà, chú, bác, cô, dì, anh, chị, em, con, cháu... chủ yếu được dùng để phản ánh tuổi tác.

2. Trong nhà trường, học trò gọi người dạy là thầy/cô và xưng là em hay con. Thầy cô cũng gọi học sinh lớp nhỏ là em (các em), con (các con), với học sinh lớp lớn là các bạn, các anh chị.

Ở đây có vấn đề ngôn ngữ giới tính, ở các lớp bậc đại học, các cô thường xưng là cô và gọi học trò là các em để tạo sự thân mật, gần gũi, còn các thầy thường gọi học trò là các bạn, các anh chị và dùng đại từ nhân xưng trung tính tôi.

Điều thú vị là cách gọi vợ của thầy cũng là cô, còn chồng của cô là thầy. Có lần một anh bảo vệ nghĩ nhóm người tới nhà không biết nên đã giải thích: "Cô cũng là cô giáo đó nha".

môi trường giáo dục, cách xưng hô trong tiếng Việt là cách xưng hô đơn giản, bình đẳng, không sử dụng các từ chỉ chức danh học hàm, học vị.

Dù khi tuổi đã cao, học trò gặp thầy cô vẫn cứ chào thầy/cô và xưng em. Ở đây xin nói thêm một trường hợp đặc biệt: huấn luyện viên Park Hang Seo vẫn được các cầu thủ học trò và phóng viên gọi bằng cái tên thân thương: thầy Park.

3. Có lẽ, theo thời gian, cách xưng hô tiếng Việt sẽ đơn giản hơn (nghĩa là bớt khó). 

Nếu người nước ngoài để ý học hỏi và tìm hiểu thì sẽ dùng đúng và khi đó sẽ thấy được cái hay, cái tinh tế của tiếng Việt.

Trong các bệnh viện, phòng khám y khoa, nha khoa, hiện nay các nhân viên cũng gọi các bác sĩ là "bác" thay cho "bác sĩ". Như vậy, "bác sĩ" đã được rút gọn thành "bác" khi giao tiếp.

Tiếng nước tôi: Mẹo lên ngôi "vua tiếng Việt"Tiếng nước tôi: Mẹo lên ngôi 'vua tiếng Việt'

TTO - Theo dõi chương trình Vua tiếng Việt của VTV3 suốt 10 số và thấy chưa có thí sinh nào vượt qua được phần tìm từ theo các chữ cho trước, giáo sư - nhà ngôn ngữ học Nguyễn Đức Dân gửi đến Tuổi Trẻ bài viết.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên