at
Cụ thể, tám vết nứt trên cầu Dừa cũ tại các vị trí bê tông dầm, trụ tại đầu dầm nơi tiếp giáp với tường thân mố và nơi tiếp giáp giữa đầu cọc trụ, dầm ngang và dầm dọc. Đến nay, nhà thầu vẫn chưa sửa chữa các vết nứt này.
Theo Thanh tra Sở Giao thông vận tải, các vết nứt xuất hiện do quá trình thi công đoạn cống D1000 bằng phương pháp đào hở giữa cầu Dừa mới và cầu Dừa cũ. Phần đất đầu cầu bị xáo trộn khiến nước theo các vết thi công hố đào ngấm xuống làm suy yếu đất nền bên dưới.
Ngoài ra, nền đất suy yếu kết hợp với trọng lượng máy thi công lớn làm đất khu vực đầu cầu trượt sâu xuống kéo theo mố cầu, điểm giao giữa cọc trụ, dầm ngang... dịch chuyển ra phía sông, từ đó dẫn đến nứt bê tông.
Qua kiểm tra hồ sơ thi công, Thanh tra Sở Giao thông vận tải cho rằng chủ đầu tư thiếu phối hợp với Trung tâm Khai thác hạ tầng giao thông. Trong thi công, chủ đầu tư không đánh giá hết tác động để có biện pháp giảm thiểu sự ảnh hưởng.
Từ đó, Thanh tra Sở Giao thông vận tải TP kiến nghị sở chỉ đạo Trung tâm Khai thác hạ tầng giao thông khẩn trương thuê đơn vị kiểm định để tìm ra nguyên nhân và xác định đơn vị chịu trách nhiệm; căn cứ vào kết quả điều tra xác định thiệt hại, trách nhiệm các bên có liên quan để thực hiện khắc phục, đảm bảo an toàn kết cấu và tuổi thọ công trình.
Cầu Dừa cũ nằm bên phải và song song với cầu Dừa mới theo hướng từ cầu Nguyễn Văn Cừ (quận 4) về cầu Ông Lãnh (quận 1). Cầu được xây dựng từ trước năm 1975, có tải trọng 16 tấn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận