Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Việc chuyển đổi xe chạy xăng dầu sang xe điện (sử dụng pin) là chiến lược trọng điểm đi kèm phát triển năng lượng tái tạo ở hầu hết các quốc gia, nhất là trong bối cảnh cú sốc giá xăng dầu hiện nay.
Chính phủ Việt Nam cũng không ngoại lệ, với các gói chính sách khuyến khích người dùng chuyển sang xe điện bằng các biện pháp ưu đãi thuế. Xe điện có mức thuế thu nhập đặc biệt thấp hơn 20 - 100% so với xe động cơ truyền thống. Song song là chính sách hỗ trợ các nhà chế tạo xe điện như miễn giảm thuế cho vật tư nhập khẩu, ưu đãi, khuyến khích về đầu tư…
Nói cách khác, giống như với năng lượng tái tạo, đây cũng là hình thức đầu tư cho tương lai mà nhà nước chịu hết mọi rủi ro. Câu hỏi đặt ra là khi nào xe điện mới rẻ hơn thực sự so với xe hơi truyền thống? Theo Bill Gates, trong cuốn sách phổ cập của ông về biến đổi khí hậu How to Avoid a Climate Disaster, với nước Mỹ, thời điểm lạc quan nhất là năm 2030.
CEO Somphote Ahunai của Công ty xe điện Thái Lan Energy Absolute đứng cạnh chiếc xe của hãng ông trong triển lãm xe hơi Thái Lan tháng 3-2021 - Ảnh: Thailand-construction.com
Việc giá xăng tăng là một cơ hội tốt cho các hãng xe điện. Nhưng cũng phải thấy rằng giá xăng tăng một phần quan trọng là vì những lý do chính trị, chứ không phải vì chi phí sản xuất xăng dầu tăng lên.
Xe điện không có hệ thống động cơ đốt trong, không có thùng xăng và ít các bộ phận chuyển động trong quá trình vận hành hơn rất nhiều so với xe chạy nhiên liệu hóa thạch, nên có đặc điểm là nhẹ và dễ sản xuất hơn. Điểm yếu khó khắc phục ngày một ngày hai của nó là thời gian giữa hai lần sạc pin ngắn - hiện loại phổ thông chỉ tương ứng tầm 200 - 300km, và yếu nhất là thời gian sạc pin: gấp 30 - 40 lần thời gian đổ xăng.
Cũng đáng chú ý là việc chuyển đổi sang sản xuất xe điện hứa hẹn rút ngắn khoảng cách công nghệ và hạ tầng chế tạo xe hơi giữa các nước có xuất phát điểm thấp như Việt Nam và các nước đã có truyền thống trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo.
Ví dụ, khi sản xuất xe điện, nền công nghệ của một quốc gia sẽ không cần quan tâm lắm đến công nghiệp luyện kim và khả năng sản xuất thép mác cao, hay không phải đau đầu với ngành công nghệ chính xác để chế tạo được bộ chế hòa khí - thứ mà để thực sự sản xuất được, một quốc gia cần vài chục năm nỗ lực.
Bằng cách chuyển đổi sang sản xuất xe điện, Việt Nam có thể đứng cùng vạch xuất phát với ít ra là các quốc gia Đông Nam Á trong lĩnh vực chế tạo, lắp ráp ôtô mà không bị mang tiếng đến con ốc vít cũng không sản xuất được. Lợi thế của các công ty chế tạo xe điện vẫn nằm ở việc ai sản xuất bình ăcquy và bộ chuyển đổi điện thế có hiệu suất cao nhất. Và hệ thống sạc ăcquy, thứ mà cơ sở hạ tầng thiết bị tương tự để so sánh được về quy mô và tính chất, là hệ thống cây xăng hiện tại.
Việc một công ty tư nhân như Vin Group dám đầu tư vào hệ thống sạc pin phải được nhìn nhận là một tham vọng đáng ngưỡng mộ. Khi bớt đi sự nghi ngờ, chúng ta có thể dễ dàng hơn khi quyết định mua một chiếc xe mà việc sử dụng nó đồng nghĩa với việc chúng ta làm cho thế giới không ô nhiễm thêm.
Trung Quốc có hơn 10 năm thực hiện chuyển đổi sang xe điện và hiện tại có xấp xỉ 10% số lượng xe chạy bằng pin. 10% cũng là con số mà người Nhật mong muốn trong mục tiêu đến năm 2030. Con số ở Mỹ mới là 2%, còn số xe ôtô điện ở Việt Nam ước tính vào khoảng chưa tới 1.000 - tức chỉ chiếm 0,025% tổng số xe hơi. Thị trường xe điện, do đó, có thể nói là thị trường của cả thế kỷ chứ không chỉ vài mươi năm tới.
Với một thị trường thế kỷ như thế, chúng ta cũng cần phải có một tầm nhìn và nỗ lực tương ứng thì may ra thị trường và cơ hội đó mới có một phần ít nhiều thuộc về chúng ta để không rơi vào hoàn cảnh tụt hậu quá xa như đã rất nhiều lần các cuộc chuyển đổi công nghệ lớn diễn ra ở quy mô thế giới mà không có mặt Việt Nam.
Xe điện đang là mốt thời thượng ở nhiều nước trong hoàn cảnh bão giá xăng, nhưng liệu đó có phải là một giải pháp thực tế cho những chuyến đi đường dài? Amir Yusof, phóng viên của kênh tin tức Singapore Channel News Asia, đã thử nghiệm điều đó ở quốc gia Đông Nam Á Malaysia và trên một hành trình 1.200km.
Xe điện được trông đợi là phương tiện của tương lai, một thành tố thiết yếu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, để tầm nhìn đó thành hiện thực, những chiếc xe điện cần phải trở thành lựa chọn khả thi cho số đông. Một người tiêu dùng bình thường phải đủ sức mua xe, và cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho việc đi xe phải dễ tiếp cận.
Những nước Âu, Mỹ đều đã chuẩn bị rất tích cực cho một tương lai xe điện. Các nước châu Á thường là chậm chân hơn, nhưng cũng đã có nhiều động thái quan trọng. Chính phủ Malaysia chẳng hạn, trong dự toán ngân sách quốc gia 2022, cho biết pin EV nhập khẩu sẽ được miễn tất cả mọi thứ thuế. Nhưng trong khi sự khuyến khích từ nhà nước là cần, bấy nhiêu là chưa đủ.
Giống như mọi thứ đồ dùng phổ thông, sự rẻ tiền còn phải đi kèm với sự tiện dụng. Hầu hết xe điện hiện giờ phải sạc pin sau khi đi 200 - 300km, khoảng cách ngắn hơn nhiều so với một chiếc xe chạy xăng cùng kích cỡ. Việc sạc pin cũng mất từ một tiếng đồng hồ trở lên, một sự khác biệt lớn so với việc chỉ mất 5 - 10 phút để đổ đầy bình xăng.
Với một vùng như bán đảo Malaysia, sự tiện dụng là một yếu tố then chốt. Yusof đã thử nghiệm thực tế bằng cách lái một chiếc xe điện (Mini Cooper SE) để đi qua các thành phố chính ở phần tây Malaysia (Kuala Lumpur, Melaka, Kuantan và Kuala Terengganu) - những hành trình mà dân địa phương vẫn thường đi.
"Một điểm quan trọng cần lưu ý là chiếc Mini Cooper SE chỉ đi được khoảng 200km mỗi lần sạc pin, đồng nghĩa tôi phải sạc pin giữa hành trình với tất cả các điểm đến", Yusof cho biết.
Anh cũng nói sẽ thuận tiện hơn nhiều nếu anh lái một chiếc Tesla hay Hyundai Kona, vốn có khoảng cách đi được dài hơn, 400 - 600km. Tuy nhiên, anh phải lái chiếc Mini Cooper vì những xe điện kia không dễ kiếm được trên các nền tảng cho thuê xe trực tuyến như Trevo.
Trên hành trình, anh ghi nhận những điểm mạnh của chiếc xe điện: lái rất dễ, tăng tốc và đổi làn thoải mái hơn nhiều so với xe chạy xăng, xe cũng không có tiếng ồn động cơ ầm ĩ hay những rung lắc thường thấy ở xe chạy xăng.
Tuy nhiên, khi anh ghé vào một trạm nghỉ bên đường, nơi có biển đề có chỗ sạc xe điện, thì hóa ra đầu sạc không hoạt động. Anh phải tìm một điểm khác, nhưng chỗ đó đã kín xe sạc, và anh phải đợi tất cả hai tiếng đồng hồ mới sạc được pin cho chiếc xe của mình, trong một hành trình Kuala Lumpur - Melaka vốn thường cũng mất… hai tiếng.
Trong chặng thứ hai, từ Kuala Lumpur đi Kuantan, do khoảng cách giữa hai thành phố là 236km, dài hơn so với khoảng cách 200km cho một lần sạc của chiếc Mini Cooper, và điểm sạc pin gần nhất là Gambang lại cách Kuala Lumpur tới 192km, Yusof đã phải áp dụng kỹ thuật giữ tốc độ đều, đi sát làn bên trong để tiết kiệm điện.
"Tôi giữ tốc độ khoảng 80km/h, trong khi mọi loại xe khác vun vút vượt qua tôi trên đường cao tốc: xe bán tải, xe van, thậm chí cả xe tải chở hàng - Yusof kể - Có cảm tưởng tôi là người chậm nhất trên đường ngày hôm đó".
May là cuối cùng anh cũng tới được điểm sạc pin trước khi hết điện. "Thông thường, hành trình từ Kuala Lumpur đi Kuantan mất khoảng hai tiếng rưỡi. Tôi đã mất tổng cộng gần năm tiếng - Yusof kết luận - Lối đi lại này xem ra chẳng hề thuận tiện chút nào".
Giá xăng dầu tăng kỷ lục là động lực phát triển công nghiệp sản xuất ôtô và xe máy động cơ điện. Nhưng chỉ một yếu tố giá xăng thì chưa đủ để xóa đi những lo ngại mà người tiêu dùng trăn trở khi lựa chọn sử dụng xe điện (EV) ở thời điểm hiện tại.
Thị trường xe toàn cầu từ 2020 tới nay đã trải qua nhiều biến động lớn và đầy phức tạp, từ ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến cơn sốt linh kiện bán dẫn chưa có lời giải, và giờ là giá nhiên liệu tăng cao chóng mặt trên toàn cầu.
Theo Google Trends, số lượt tìm kiếm trên mạng về EV ở Mỹ trong tháng 3 đã tăng trên 400% so với tháng trước và đạt mức cao kỷ lục kể từ khi công cụ đánh giá này bắt đầu theo dõi chủ đề này (tháng 1-2004). Tương tự, số liệu từ Edmunds.com cho thấy 25% khách hàng của trang mua bán và thông tin về xe này đã nghía qua các mẫu xe điện trong tuần lễ thứ hai của tháng 3, tăng 84% so với cùng kỳ tháng trước.
Trả lời CNN Business, Melinda Hanson, đồng sáng lập Công ty chiến lược Electric Avenue, nhận định rằng giá xăng cao chắc chắn là một trong những lý do khiến nhiều người chú ý đến EV hơn, song vẫn còn nhiều nguyên nhân khác như mức độ quan tâm đối với vấn đề biến đổi khí hậu và việc các công ty tăng cường tiếp thị xe điện trong thời gian qua (chẳng hạn BMW và GM phát một loạt các quảng cáo xe điện hấp dẫn trong giờ nghỉ giữa trận Siêu cúp Bóng bầu dục Mỹ Super Bowl hồi tháng 2).
Cùng quan điểm, Jesse Toprak, trưởng nhóm phân tích ôtô của công ty đăng ký xe điện Autonomy, nhận xét: "Tôi cho rằng giá xăng cao là nguyên nhân chủ yếu, nhưng việc ngày càng có nhiều sản phẩm xe điện mới được ra mắt trên thị trường cũng là một yếu tố tác động".
Ngay cả trước khi giá xăng tăng cao, quá trình chuyển đổi sang xe điện đã diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Doanh số EV toàn cầu năm 2021 tăng gấp đôi so với năm 2020, theo trang tin công nghệ Gizmodo. GM đầu tư lớn vào các mẫu xe và nhà máy xe điện, trong khi những nhà sản xuất ôtô khác, như Volvo, hứa sẽ ngừng hoàn toàn việc sản xuất xe dùng động cơ đốt trong vào cuối thập niên này.
Tuy vậy, các dấu hiệu chuyển đổi kể trên không đồng nghĩa với việc người tiêu dùng thực sự sẽ mua xe điện ngay thời điểm hiện tại, theo CNN. Nhiều người có thể chỉ đang tìm hiểu chi phí và lợi ích của những chiếc xe chạy bằng điện trông bắt mắt này. "Đó chỉ mới là bước đầu tiên, để mọi người làm quen với xe điện là cả một chặng đường dài" - Hanson nhận xét.
Xe điện vẫn còn đắt đỏ đối với nhiều hộ gia đình ở Mỹ. Giá bình quân một chiếc EV ở Mỹ là 56.437 USD, vẫn đắt hơn đến 5.000 USD so với xe xăng dòng xa xỉ cấp thấp nhất, theo công ty định giá ôtô Kelley Blue Book. Thay vì bỏ ra nhiều tiền hơn cho một chiếc xe mới, nhiều người tiêu dùng có xu hướng giữ chiếc xe hiện tại của họ càng lâu càng tốt.
Theo Michelle Krebs, chuyên gia phân tích điều hành của công ty cung cấp giải pháp cho các đại lý ôtô Cox Automotive, người tiêu dùng không chỉ tham khảo các mẫu xe điện mà còn tìm kiếm các phương tiện tiết kiệm nhiên liệu khác, chẳng hạn như các dòng xe hybrid chạy cả xăng lẫn điện và xe nhỏ gọn, ít hao xăng. Với giá rẻ hơn xe điện, doanh số của hai dòng xe này đã tăng vọt vào đầu năm nay.
Mặt khác, vấn đề còn nằm ở chỗ lượng cung xe điện hiện còn khá hạn chế - điều mà chắc chắn những người tìm hiểu về xe điện thông qua trang tìm kiếm Google có thể đã dễ dàng nhận ra, theo Krebs. "Lượng xe điện tồn kho rất thấp và rất nhiều mẫu xe mới sắp ra mắt đã được đặt trước và bán hết" - bà nói với CNN. Nguyên nhân của vấn đề này là pin.
Giống như xe hơi chạy bằng động cơ đốt trong cần xăng, xe điện muốn chạy được cần có pin, song các nguyên liệu quan trọng để sản xuất pin - lithium, niken và coban - đang bị thiếu hụt do ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine lên chuỗi cung ứng. Những nguyên liệu này vốn đã khan hiếm nguồn cung từ trước đây vì ảnh hưởng từ cuộc cách mạng năng lượng sạch. "Nguyên liệu thô (để sản xuất pin cho EV) vẫn sẽ là một vấn đề trong nhiều năm tới" - Markus Duesmann, giám đốc điều hành của Hãng Audi, nói với báo New York Times.
Mạng lưới trạm sạc còn thưa thớt cũng là vấn đề khiến người tiêu dùng chùn chân trước ý định mua ôtô điện. Ngành công nghiệp xe hơi đã liên tục phàn nàn rằng chính phủ các nước vẫn chưa hành động đủ và kịp thời để xây dựng hệ thống trạm sạc, dẫn đến việc nhiều khách hàng gác lại ý định mua xe điện vì sợ không thể sạc dễ như đổ xăng. Ở Anh hiện có 420.000 xe ôtô điện nhưng chỉ có 29.600 trạm sạc trên toàn quốc, theo báo The Guardian.
Tình trạng ở Mỹ cũng tương tự. Theo số liệu của Bộ Năng lượng Mỹ, tính đến đầu tháng 12-2021, Mỹ có chưa tới 46.000 điểm sạc xe điện công cộng, chưa bằng 1/3 tổng số hơn 150.000 trạm xăng trên cả nước. Trong khi đó, tính đến giữa năm 2021, doanh số bán xe điện ở nước này đã vượt qua con số 2 triệu, theo Electrek - trang tin về vận chuyển giao thông bằng điện.
"30% người Mỹ không trang bị công cụ sạc xe điện tại nhà. Chúng ta cần cơ sở hạ tầng công cộng tốt hơn cho xe điện để có được niềm tin của người tiêu dùng" - Cathy Zoi, CEO của nhà cung cấp trạm sạc xe điện EVgo, nói với ABC News. Người tiêu dùng Mỹ có thể kỳ vọng khi Bộ Năng lượng hồi tháng 2 đã kế hoạch xây dựng một mạng lưới sạc xe điện trên toàn quốc trị giá đến 5 tỉ USD.
Một yếu tố khác khiến người tiêu dùng phải đắn đo trước khi chuyển sang EV là hiệu quả tiết kiệm thật sự của nó so với việc đổ xăng. William P. Davis, một cây bút của New York Times, chỉ tốn 11,5 USD để sạc đầy chiếc ôtô điện Kia Niro mới tậu, trong khi chiếc Subaru Forester cũ của anh cần đổ 70 USD xăng mới có thể đi được quãng đường tương tự. Khác biệt quá rõ, nhưng Davis lưu ý khi tính đến số tiền đã bỏ ra mua xe thì cũng không thật sự tiết kiệm được nhiều lắm. Theo báo giá chính hãng, chiếc Kia Niro có giá khởi điểm 39.990 USD, còn chiếc Subaru Forester được niêm yết với giá 25.395 USD.
Theo tạp chí Car and Driver, nếu xét vòng đời trung bình của một chiếc xe là 200.000 dặm (trên 320.000km), chi phí cho xe xăng là 94.540 USD, còn xe điện là 90.160 USD. Để tiết kiệm được hơn 4.300 USD đó, trước hết phải chi thêm hơn chục ngàn USD để sắm xe điện thay vì xe xăng - điều mà hiện nay chỉ người "có điều kiện" mới làm được.
Giá xăng tăng cao như hiện nay vẫn chưa đánh dấu thời điểm trỗi dậy của xe điện. Dẫu vậy, nhiều chuyên gia vẫn lạc quan rằng mọi "bất cập" của xe điện nhắc tới ở trên sẽ tự biến mất theo thời gian khi thị trường dần chuyển đổi, công nghệ dần hoàn thiện và nền tảng cơ sở hạ tầng phục vụ dần phổ biến. Có điều không ai dám chắc là trong bao lâu, có thể là trong 5 năm, nhưng cũng có thể là tới 20 năm nữa tùy khu vực.
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận