Xe
10/07/2022 11:45 GMT+7

Xe buýt điện vừa đi vừa sạc: Nguyên liệu cực rẻ, chi phí lắp đặt 'trên trời'

QUANG PHONG
QUANG PHONG

Việc sạc pin xe khi đang sử dụng không phải là vấn đề bất khả thi với công nghệ chúng ta đang có hiện tại, nhưng chi phí là rào cản vô cùng lớn.

Xe buýt điện vừa đi vừa sạc: Nguyên liệu cực rẻ, chi phí lắp đặt trên trời - Ảnh 1.

Nếu không vì chi phí quá đắt đỏ, giờ công nghệ xe điện vừa đi vừa sạc có thể đã phổ biến - Ảnh: Magment

Bắt đầu từ hè năm nay, xe buýt công cộng tại vùng ngoại ô Oberhaching của Munich, Đức sẽ không cần dừng sạc hằng đêm. Thị trường Oberhaching Stefan Schelle xác nhận một start-up công nghệ Magment (viết tắt của Magnetizing Cement - ximăng từ hóa) là đơn vị đứng sau thành quả này. Họ đã lắp đặt thành công hệ thống sạc ngầm đặt dưới bến xe chính trong thành phố cũng như tại các bãi đỗ qua đêm.

Công nghệ của Magment, về cơ bản, giống bàn sạc điện thoại không dây ta thấy trong ôtô hay bếp từ khi sử dụng từ trường. Họ cũng đảm bảo sức khỏe người dùng khi cảm ứng từ trường chỉ được kích hoạt khi ắc quy điện đặt ngay trên bộ sạc mà thôi. Để đảm bảo điều đó, ắc quy trên xe buýt luôn cần được đặt ở một vị trí nhất định.

Xe buýt điện vừa đi vừa sạc: Nguyên liệu cực rẻ, chi phí lắp đặt trên trời - Ảnh 2.

Tại các chỗ dừng đỗ xe buýt có vị trí sạc tạm thời nhất định - Ảnh: Magment

Bột ximăng và một chất liệu có tên sắt tây (Ferrites) kết hợp 3 oxide (sắt, nickel và kẽm) là chất liệu chủ đạo tạo nên công nghệ của Magment. Thông thường, Ferrites thường được sử dụng trong chế tạo điện thoại, máy tính hay dây cáp, nhưng khi đặt vào trong ximăng, chúng tạo thành một từ trường có thể giúp sạc lại xe mà không cần bất cứ kết nối vật lý nào.

Quan trọng hơn cả Ferrites không phải là vật liệu hiếm, khi mỗi năm có 500.000 tấn Ferrites bị thải ra trên toàn cầu mỗi năm. Lý do là tương tự gốm, chỉ cần một vết xước hoặc nứt nhỏ là chúng không đạt chuẩn sử dụng. 

Ngoài ra, Ferrites vốn cũng đã được nghiền nhỏ và trộn vào ximăng để làm mặt đường từ trước, dù chúng không có thêm chức năng gì khác.

Xe buýt điện vừa đi vừa sạc: Nguyên liệu cực rẻ, chi phí lắp đặt trên trời - Ảnh 3.

Việc có thể tận dụng và tái chế nguồn Ferrites dư thừa là một trong những ưu điểm của Magment - Ảnh: Magment

Bởi vậy, nguồn cung Ferrites luôn dư thừa, chi phí vận chuyển cũng gần như không có. Ferrites tái chế thêm vào ximăng cũng giúp chất liệu này bền hơn thường lệ.

Tiếp đến, nhiều cuộn dây cáp sẽ được đặt trong hộp kín bên trong ximăng từ hóa và được kết nối trực tiếp với mạng lưới điện. Chúng chính là trang bị sẽ "kết nối" hệ thống sạc với ắc quy ôtô/xe máy thông qua các cuộn cáp nhỏ hơn đặt trong ắc quy. Chi phí lắp đặt một "trạm sạc" dùng hệ thống cáp này cho xe máy chỉ khoảng 500 euro, và có thể dễ dàng đặt tại một khách sạn, nhà hàng hay các đơn vị cho thuê xe.

Xe buýt điện vừa đi vừa sạc: Nguyên liệu cực rẻ, chi phí lắp đặt trên trời - Ảnh 4.

Magment cũng nhắm tới các đối tượng khách hàng trong ngành kho bãi sử dụng xe nâng - phân khúc đang có tới 70% xe trên toàn cầu là xe điện - Ảnh: Magment

Do ắc quy sử dụng công nghệ của Magment nhỏ hơn thường lệ, đồng thời có tốc độ sạc chậm hơn cắm dây trực tiếp, chúng có tuổi đời tốt hơn, còn độ tiện lợi cao hơn đáng kể. Công nghệ này, ngoài sử dụng trên ôtô và xe máy, còn có thể sử dụng cho nhiều loại phương tiện khác như xe nâng sử dụng trong các nhà kho.

Không chỉ sạc xe cố định, Magment còn có thể được đặt dưới mặt đường để tạo thành các cung đường sạc xe điện tự động. 

Dù vậy, nhược điểm của loại hình này là chi phí, khi số lượng cuộn dây cáp đặt dưới mặt đường cần sử dụng cho mỗi kilômet rất nhiều với giá lên tới 1 - 1,5 triệu euro/km, Bộ Giao thông vận tải Đức thậm chí còn ước tính mức 14 - 47 triệu euro/km tại quốc gia này.

Top xe điện sạc nhanh nhất: Gọi tên Kia EV6, Hyundai Ioniq 5 đều sắp bán ở Việt Nam Top xe điện sạc nhanh nhất: Gọi tên Kia EV6, Hyundai Ioniq 5 đều sắp bán ở Việt Nam

Tốc độ sạc là một trong những yếu tố để quyết định mua xe điện, nhất là với những người tiếc nuối khả năng đổ đầy bình trong vài phút của xe xăng dầu.

QUANG PHONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
😀😁😂🤣😃😄😅😆😉😊😋😎😍😘🥰😗😙😚🙂🤗🤩🤔🤨😐😑😶🙄😏😣😥😮🤐😯😪😫😴😌😛😜😝🤤😒😓😔😕🙃🤑😲☹️🙁😖😞😟😤😢😭😦😧😨😩🤯😬😰😱🥵🥶😳🤪😵😡😠🤬😷🤒🤕🤢🤮🤧😇🤠🤡🥳🥴🥺🤥🤫🤭🧐🤓😈👿👹👺💀👻👽🤖💩😺😸😹😻😼😽🙀😿😾
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên