Thứ 3, ngày 26 tháng 1 năm 2021
Xác cá chết chất thành đống sau bão số 10
TTO - Sự cố mất điện trong cơn bão số 10 đã khiến hơn 100 tấn thuỷ hải sản đông lạnh của các doanh nghiệp bị hỏng, thiệt hại từ 5 đến 7 tỉ đồng.
Video hơn 100 tấn cá được đem đi tiêu huỷ sau cơn bão số 10 - Thực hiện: Nguyễn Khánh
Đó là con số được ông Nguyễn Văn Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cung cấp cho phóng viên tại hiện trường tiêu huỷ số thuỷ hải sản đông lạnh trên.
Tại khu vực chôn lấp, từng hàng xe di chuyển liên tục để vận chuyển hơn 100 tấn thuỷ hải sản đông lạnh bị hỏng từ các kho dự trữ. Được biết số lượng thuỷ hải sản bị hỏng này được tập kết từ của 5 doanh nghiệp thu mua thuỷ hải sản lớn tại địa bàn xã Cẩm Nhượng.
Số lượng hàng được đem đi tiêu huỷ bao gồm cả các loại thuỷ hải sản mới đánh bắt và số lượng hàng tồn đọng chưa được đền bù sau sự cố môi trường biển năm 2016.
Ông Hùng cũng cho biết: "Sự cố mất điện bắt đầu từ tối 14-9 và đến tối ngày 18-9 mới được cấp điện trở lại, sau 4 ngày mất điện cộng với nước dâng tràn vào nhà đã khiến số lượng thuỷ hải sản của các doanh nghiệp phần lớn đã bị hư hỏng, thiệt hại hàng tỉ đồng".
"Do các máy làm lạnh sử dụng dòng điện có công suất lớn nên các máy phát điện chạy bằng xăng, dầu không hoạt động được" ông Hùng nói thêm.
Xã Cẩm Nhượng là địa phương bị thiệt hại nặng nhất của huyện Cẩm Xuyên sau cơn bão số 10, cả xã có 52 ngôi nhà bị sập trong đó có 10 nhà bị đổ sập hoàn toàn.

Một cặp cá mú cỡ lớn bị hỏng được đem đi tiêu huỷ, bão số 10 kèm theo mưa lớn đã khiến các kho hàng của các doanh nghiệp thu mua cá bị ảnh hưởng nặng nề - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Hơn 100 tấn cá được đóng vào các bao tải lớn bị đem đi tiêu huỷ bẳng hình thức chôn lấp - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Xác cá chất thành từng đống nằm la liệt tại khu vực tiêu huỷ - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Một người dân cầm trên tay hai con cái thu bị hư hỏng trước khi đem đi tiêu huỷ - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Xe cẩu được sử dụng trong quá trình tiêu huỷ, số lượng thuỷ hải sản này bao gồm số lượng hàng bắt mới và hàng còn tồn dư sau sự cố môi trường biển năm 2016 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Quá trình chôn lấp dưới sự quản lý chặt chẽ từ các cơ quan chức năng, các hố chôn phải đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Một người dân sử dụng hoá chất để khử mùi hôi tanh của các loại thuỷ hải sản đang bị bốc mùi - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Do vị trí tiếp giáp biển nên xã Cẩm Nhượng bị thiệt hại khá nặng sau bão số 10 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Xã Cẩm Nhượng là địa phương bị thiệt hại nặng nhất của huyện Cẩm Xuyên sau cơn bão số 10, cả xã có 52 ngôi nhà bị sập trong đó có 10 nhà bị đổ sập hoàn toàn - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Nhiều ngôi nhà bị đổ sập hoàn toàn khiến cuộc sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Đại diện báo Tuổi Trẻ trao tiền hỗ trợ 5 triệu đồng cho gia đình chị Nguyễn Thị Hà, một trong 10 hộ gia đình có nhà bị đổ sập sau bão - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
-
TTO - 8h sáng 26-1, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 1.587 đại biểu chính thức, đại diện cho 5,1 triệu đảng viên trên toàn quốc.
-
TTO - Sáng 26-1 tại phiên khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày Báo cáo của Ban chấp hành trung ương khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.
-
TTO - Sáng 26-1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Đoàn Chủ tịch đọc diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuổi Trẻ Online trân trọng giới thiệu toàn văn diễn văn khai mạc.
-
TTO - Tại UBND TP Thủ Đức trong ngày đầu tiên hoạt động (25-1), công dân tên Lưu Thị Ba khi tiếp nhận hồ sơ có con dấu của UBND TP Thủ Đức đã vui vẻ nói: 'Tôi có con dấu đầu tiên của TP Thủ Đức rồi nè...'.
-
TTO - Sự kiện Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế, trải dài từ châu Á sang châu Âu, đến tận châu Mỹ và châu Phi.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận