14/11/2014 16:00 GMT+7

Xả rác bừa bãi là hủy hoại chính cuộc sống của mình

TTO tổng hợp
TTO tổng hợp

TTO - Chúng ta đang tự hủy hoại chính cuộc sống của mình cũng như thế hệ sau bằng những việc làm ích kỉ: từng ngày tàn phá môi trường, khai thác thiên nhiên đến cạn kiệt.

Thùng rác tại công viên Tao Đàn (Q.1, TP.HCM) bước đầu đã có chỉ dẫn, chia rác làm hai loại Rác tái chế và Rác thải - Ảnh: A.C

Đó là ý kiến của bạn đọc Le Quyen cho bài viết Không lẽ... đành phải vứt rác vào tương lai.

Bạn đọc Le Quyen viết: "Nhiều chương trình tuyên truyền bảo vệ môi trường, tránh xả rác bừa bãi hay trồng thêm cây xanh thật sự chưa được nhân rộng và thực hiện một cách đồng bộ."

Theo bạn Le Quyen, người dân chúng ta và hơn hết là chính quyền địa phương cần có những giải pháp cụ thể và triệt để hơn nữa để giảm thiểu tình trạng phá hủy môi trường, tránh việc "xả rác vào tương lai con em chúng ta".

+ Tôi luôn phân loại rác nhưng đa số không làm như tôi. Thật khó tưởng tượng một đất nước có thể phát triển khi ý thức về môi trường không có.

Le Van San (levansan45@...)

Cùng quan điểm, bạn đọc Mai Nguyễn (maingoc@...) viết: Nhà nước cần có chủ trương về vấn đề bảo vệ môi trường thật nghiêm túc, chỉ đạo các đơn vị thực hiện nội dung, có chương trình kế hoạch rõ ràng. 

Bạn đọc Năm Hang (hangnam@...) bình luận: Ở các nước phát triển, người ta đã xử lý vấn đề rác thải rắn từ lâu rồi. Việt Nam hoàn toàn có thể "đi tắt, đón đầu" trong chuyện này. Tuy nhiên, điều khó nhất chính là ý thức của người dân. Cũng rất đồng cảm với tác giả bài viết Không lẽ... đành phải vứt rác vào tương lai là có nhiều hoạt động nói không với ô nhiễm của chúng ta vẫn còn dừng lại ở chỗ hô hào, chứ thiếu việc làm thiết thực.

Bạn đọc Đỗ Hóa (dovanhoa@...) chung nhận định: Nhiều hoạt động của chúng ta chỉ đi vào hình thức, hô khẩu hiệu... thế nên chỉ được cái lãng phí chứ hiệu quả bằng không. Tuyên truyền, vận động mà chỉ làm cho có thì còn lâu mới thay đổi thói quen vất rác lung tung của người dân, chứ nói gì đến chuyện ý thức phân loại rác.

Bạn đọc Mai Nguyên liệt kê những giải pháp: ngoài tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đưa vào giáo dục học đường từ cấp 1. Tăng cường các pano, áp-phích để nhắc nhở người dân nhiều hơn, triệt để hơn, vì hiện nay số người hiểu được tác hại của các loại rác thải vẫn rất ít.

Bạn đọc Anh Trí (anhtri0625@...) cho rằng: cần có các lớp dạy phân loại rác và yêu cầu phân loại tại các tổ dân phố! Cần có 1 buổi dạy các nhân viên thu gom và phân loại rác. Việc này không quá khó để làm trước tiên, vì hiện nay thấy mỗi tổ dân phố đều có họp định kỳ nên việc này là khả thi. 

Theo bạn đọc Dương Hội Mỹ (hoimi_duong@...), nhà nước nên chủ động thành lập các nhà máy xử lí chất thải nguy hiểm và các tụ điểm gom thu chúng từ cấp xã, đầu tư bằng cách đánh thuế rác thải đối với các công ty, doanh nghiệp... tạo ra các chất này.

 Bạn đọc Vũ Nguyễn Hà Trung (wakeupandovercome@...) nhấn mạnh đến vai trò của người lớn. Đó là: Hãy dạy và làm gương cho con nhỏ của mình trong cách phân loại rác, bỏ rác, giữ gìn vệ sinh trong nhà, ở lớp học và ngoài đường. Quá trình này mất nhiều thời gian và đòi hỏi người lớn tâm huyết và nhiệt tình tham gia. Để cho gia đình được sạch sẽ, xã hội được văn minh.

"Xin hãy vì tương lai của con nhỏ, những người anh, người cha, người chú, người bác đừng hút thuốc lá trước mặt trẻ em. Những người vợ, người mẹ xin hãy mạnh mẽ, quyết liệt bảo vệ con cái trước làn khói thuốc độc hại đó. Phải hành động thì mới có kết quả, ý tưởng chỉ nằm trên trang giấy.", bạn đọc Trung viết.

+ Ngoài rác điện tử, thiết bị CNTT thải ra hàng ngày thì đâu đó vẫn còn tồn kho háng hóa trong thời gian trước nhập rác điện tử, máy móc, thiết bị CNTT về "chế biến" thành secon-hand bán ra thị trường nay bị ế?!

Thông báo sẽ thu hồi hàng điện tử, ĐTDĐ quá hạn sử dụng nhưng thu hồi bằng cách nào thì chưa cơ quan chức năng nào bàn tới!

Nên giao cho các đại lý "thu hàng cũ, đổi hàng mới" nhưng liệu họ có làm chăng khi mà họ chẳng được lợi gì mà gánh thêm việc?!

Năm An Nhứt (dvngoc98@...)

+ Tôi đang sống ở Mỹ. Mỗi nhà có 3 loại thùng rác: rác tái chế (giấy, thủy tinh, sắt), rác phân hủy (rau, cỏ), rác đem chôn (không thuộc 2 loại trên).

Nhưng pin không được cho vào bất kì loại nào trong 3 loại thùng rác trên. Tôi có một túi nhỏ đựng pin cũ, khi nào đầy thì tới một số nơi công cộng được quy định rồi để túi pin vào thùng. Họ có quy trình xử lý riêng cho pin cũ. 

An Nguyen (japonica29@...)

+ Tôi thường băn khoăn mỗi lần phải vứt đi một cục pin hết giá trị sử dụng, luôn đặt câu hỏi 'biết ném vào đâu bây giờ?' rồi nhắm mắt, thốt lời xin lỗi và ném vào thùng rác.

Tôi đang tính toán thay thế dần các thiết bị sử dụng pin. Nhưng thật khó quá vì thiết bị sử dụng pin vừa rẻ lại vừa tiện rất phù hợp với ngân sách của tôi.

Mong rằng nhà sản xuất pin có khuyến cáo xử lý pin hết như thế nào.

Thái Doãn

 

TTO tổng hợp
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên