TTO - Trận đấu đi vào huyền thoại khi Uruguay thắng Brazil 2-1 ở sân Maracana để đăng quang World Cup 1950 thật ra không phải là trận chung kết.

Trận lượt 3 World Cup 1950 giữa Uruguay và Brazil

World Cup 1950: Giải đấu không chung kết - Ảnh 2.

Tương tự như những kỳ World Cup trước, kình nhau về chính trị, khác biệt về tập tục, khó khăn trong di chuyển khiến nhiều nước rút lui vào giờ chót.

Sau thất bại ở Thế chiến, Đức và Nhật bị cấm dự giải. Đồng thời Bức màn sắt khiến các nước thuộc khối Đông Âu, dẫn đầu là Liên Xô rồi á quân năm 1934 Tiệp Khắc và á quân 1938 Hungary không đến dự giải.

Argentina hục hặc với Brazil cũng từ chối tham gia còn Thổ Nhĩ Kỳ không kham nổi chi phí đi lại nên không sang Nam Mỹ.

World Cup 1950: Giải đấu không chung kết - Ảnh 3.

Màn chào sân của đội tuyển Uruguay và Thụy điển trong kỳ World Cup 1950

Sau vòng loại, FIFA xác định được 16 đội tham gia giải. Nhưng cuộc tháo chạy vẫn chưa chấm dứt ở đó.

Ấn Độ một mực đòi đá chân trần. Khi không được chấp nhận. Họ rút lui khỏi giải. 16 đội chỉ còn 15.

Cuộc rút lui của Scotland mang tính tự kỉ hơn. Dù vượt qua vòng loại, Scotland nhất quyết không đến tham gia World Cup vì họ tuyên bố chỉ dự giải đấu lớn nhất thế giới khi và chỉ khi họ vô địch Vương quốc Anh. Năm đó, Scotland chỉ về nhì, thua đội Anh hùng mạnh ở giải đấu nội bộ. 15 đội chỉ còn 14.

Pháp sau khi coi lịch thi đấu thấy rằng hai trận đấu liên tiếp vòng bảng của họ cách nhau đến gần 4.000km. Đội bóng Áo Lam yêu cầu chỉnh lịch để thuận tiện di chuyển. Brazil từ chối. Pháp từ chối đến giải. 14 đội còn 13.

World Cup 1950: Giải đấu không chung kết - Ảnh 4.

Người Ý đã gìn giữ chiếc cúp Jules Rimet suốt 12 năm, thoát khỏi bàn tay phát xít. Nhưng tuyển Ý đã không thể giữ chiếc cúp lâu hơn. Thảm kịch năm 1949 khi chiếc máy bay chở nhà vô địch Ý Torino bị rớt, toàn bộ đội bóng thiệt mạng. Trong số này có 8 thành viên tuyển quốc gia Ý.

Torino - đội bóng hay nhất nửa đầu thế kỷ 50 bị xóa sổ và cho tới giờ vẫn chưa thể gượng dậy. Tuyển mất phải mất 20 năm sau mới có thể một lần nữa vào đến chung kết World Cup.

Trong khi đó, sau nhiều lần khước từ, tuyển Anh chấp nhận lời mời tham dự giải của FIFA và đến Brazil trong tâm thế của ứng cử viên vô địch. Nhưng họ đã bị loại sớm, mở đầu bằng thất bại 0-1 trước Mỹ bởi bàn thắng của một người Haiti nhập cư. Sau đó thua tiếp Tây Ban Nha, Anh về nước.

Nếu như trận Brazil thua Uruguay 1-2 được coi là nỗi đau lớn nhất lịch sử bóng đá nước này thì trận Anh thua Mỹ 0-1 là bất ngờ lớn nhất lịch sử World Cup.

World Cup 1950: Giải đấu không chung kết - Ảnh 6.

13 đội chia thành bốn bảng, hai bảng bốn đội, một bảng ba đội và một bảng hai đội. Uruguay lọt vào bảng chỉ có hai đội nên vòng bảng của họ thực chất chỉ có một trận. Trong khi bảng của chủ nhà Brazil có đầy đủ bốn đội nên họ phải đá đến ba trận.

1950 cũng là kỳ World Cup duy nhất không có trận chung kết. Nước chủ nhà Brazil nhất quyết không chịu thể thức loại trực tiếp như hai kỳ World Cup trước vì nếu như vậy số trận thi đấu quá ít. Họ muốn phải có thật nhiều trận sau khi đã bỏ công xây dựng sân vận động khổng lồ Macarana với sức chứa lên đến 200.000 người.

World Cup 1950: Giải đấu không chung kết - Ảnh 7.

Sân vận động khổng lồ Macarana - nơi diễn ra World Cup 1950

Chính vì vậy mới có chuyện bốn đội thắng vòng bảng đầu tiên, sẽ tiếp tục thi đấu vòng tròn một lượt để tìm đội đoạt cúp. Một trận thắng tính hai điểm và một trận hòa được một điểm.

Số phận run rủi như thế nào đó mà trận đấu vòng bảng thứ hai cuối cùng, giữa Brazil và Uruguay, cũng chính là trận đấu quyết định. Vì vậy, nhiều người vẫn lầm tưởng đây là trận chung kết của World Cup 1950.

Đó là một trận đấu không cân xứng, bởi để vô địch Uruguay phải thắng, trước 198.000 khán giả, chủ yếu là người Brazil. Còn chủ nhà Brazil, chỉ cần hòa.

World Cup 1950: Giải đấu không chung kết - Ảnh 8.

Trên đường vào chung kết, Brazil thắng như chẻ tre với các cầu thủ xuất sắc như Jair, Zizinho hay Ademir. Đội bóng cũng được dưỡng sức vì ban tổ chức xếp họ lịch thi đấu thuận lợi, không phải di chuyển nhiều, hầu hết đều đá tại Rio De Janeiro, nơi có độ ẩm cao phù hợp cầu thủ bản địa.

Người hùng Ghiggia của Uruguay nhớ lại: "Không khí trên sân thật hào hùng. Các cổ động viên Brazil nhảy múa như thể đội của họ đã vô địch World Cup".

World Cup 1950: Giải đấu không chung kết - Ảnh 9.

Đội tuyển Brazil trong kỳ World Cup 1950

Bên ngoài đường pitch, các ban nhạc Samba đang diễn tập bài hát vừa đặt mang tên Brazil Nhà vô địch. Tại các thành phố Brazil, ấn bản báo với dòng tít Brazil nhà vô địch của thế giới cũng đã được in. Chỉ chờ tung ra sau tiếng còi mãn cuộc.

Trong bối cảnh chính trị xã hội thế giới và cả quyền lực bóng đá đã được vẽ lại sau Thế chiến, Brazil cho rằng chiến thắng ở World Cup sẽ giúp đoàn kết người dân, giúp họ trở thành một thế lực trên trường quốc tế.

Không một ai tại Brazil nghĩ rằng họ sẽ thua.

World Cup 1950: Giải đấu không chung kết - Ảnh 10.

Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Không ai nghĩ Brazil sẽ thua. Một trận hòa có lẽ cũng không nằm trong dự tính của họ. Nhưng…

Đất nước nhỏ bé Uruguay chỉ với 3 triệu dân đã làm điều mà không người dân Brazil thoáng nghĩ tới, nhất là khi Brazil vượt lên dẫn trước 1-0 ở đầu hiệp hai. Nhưng Uruguay đã kiên cường gỡ hòa và tận dụng sai lầm của thủ môn Moacir Barbosa, ghi bàn thắng quyết định trận đấu.

Ghiggia, người ghi bàn quyết định cho Uruguay nhớ lại: "Tôi có nửa giây để quyết định. Tôi sút và bóng đi vào lưới. Đó là bàn thắng hay nhất tôi từng ghi". Để thủng lưới bàn này và nhấn chìm toàn bộ nước Brazil, thủ thành Barbosa sống trong sự sỉ nhục của cả nước suốt quãng đời còn lại.

Một số hình ảnh trận lượt 3 World Cup 1950 giữa Uruguay và Brazil

Uruguay lần thứ hai đoạt World Cup, sau hai lần tham gia. Ghiggian nói: "Chỉ có ba người có thể khiến khán đài Maracana im lặng. Đó là Frank Sinatra, Giáo hoàng, và tôi".

Kể lại thời khắc kinh khủng của đất nước Brazil, Vua bóng đá Pele nói rằng đó lần duy nhất trong đời ông thấy cha mình khóc. Cả thành phố Rio de Janeiro tê liệt, toàn bộ quán xá đóng cửa sau trận đấu vì chẳng ai thiết đến chuyện ăn uống. Toàn đội Brazil nức nở, các cổ động viên Brazil tê liệt.

Albuquerque, một cổ động viên khi đó 11 tuổi, kể lại: "Không khí trên sân nặng nề như tại một đám tang. Tôi nhớ toàn bộ sân ngồi yên trong khoảng 15 phút. Tôi không còn ý thức gì về World Cup. Tôi chỉ biết rằng điều xấu xa nhất thế giới vừa ập đến với tôi".

Cho tới nay, trận đấu huyền thoại này vẫn là nỗi đau khôn nguôi của người Brazil, dù sau đó họ đã 5 lần đăng quang World Cup. Và một số người nghĩ rằng, chính vì nỗi đau thấu trời này đã tạo khích lệ cho nền bóng đá Brazil tỏa sáng sau đó.

World Cup 1950: Giải đấu không chung kết - Ảnh 12.

_____________________________

THẢO NGUYÊN
CƠ AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên