TTO - Rất nhiều ý kiến vẫn cho rằng tuyển Ý đăng quang World Cup 1934 nhờ có ảnh hưởng của Mussolini. Nhưng hầu hết ai cũng công nhận, tuyển Ý năm đó đá quá hay.

Clip chung kết Ý 2-1 Tiệp Khắc

World Cup 1934: Ý ‘cướp’ nhân tài của Argentina - Ảnh 2.

Với thành công của World Cup 1930, giải đấu năm 1934 thu hút 32 đội đăng ký tham dự. Và do đó, FIFA phải tiến hành đấu loại. Dù là chủ nhà, Ý cũng phải đấu loại. Và cho tới nay, đó cũng là lần duy nhất một nước chủ nhà phải đá vòng loại để giành quyền dự World Cup.

Và World Cup 1934 cũng là lần duy nhất World Cup không có nhà đương kim vô địch bởi Uruguay - vì muốn trả đũa châu Âu đã không nhiệt tình dự World Cup 1930 của họ - đã tẩy chay, không tham gia giải đấu.

Sau vòng đấu loại, có tổng cộng 16 đội tham dự. Nhưng ban tổ chức không chia bảng mà bốc thăm thành 8 cặp, đá loại trực tiếp. Nếu hòa sau 90 phút sẽ đá thêm 30 phút hiệp phụ. Nếu vẫn hòa, sẽ đá lại trong ngày hôm sau. Luật đá luân lưu chưa có.

World Cup 1934: Ý ‘cướp’ nhân tài của Argentina - Ảnh 3.

Stadio Nazionale PNF nơi diễn ra trận chung kết World Cup 1934 giữa Ý và Tiệp Khắc

Suốt giải, chỉ duy nhất có một trận đá lại và đó cũng là trận đấu nảy lửa nhất, giữa chủ nhà Ý và Tây Ban Nha. Ở tứ kết, sau 120 phút đầu tiên, hai đội hòa nhau 1-1 trong đó làm thủ môn Ricardo Zamora - một trong những thủ thành vĩ đại nhất - bị thương còn Pizziolo của Ý gãy chân.

Chưa đầy 24 giờ sau, Tây Ban Nha đá lại với Ý mà không có Zamora. Cuối cùng, Ý thắng 1-0 trong trận đấu có đến ba cầu thủ Tây Ban Nha phải rời sân vì chấn thương.

World Cup 1934: Ý ‘cướp’ nhân tài của Argentina - Ảnh 4.

Dẫn dắt Ý năm đó là Vittorio Pozzo người có biệt danh Lão gia và được xem là chiến lược gia đầu tiên của thế giới bóng đá. Chính Pozzo đã đặt nền móng và tạo ra phong cách bóng đá của người Ý dựa trên sức mạnh phòng ngự và khôn ngoan trong tấn công.

Cũng chính Pozzo là người đã thuyết phục ba ngôi sao người Argentina là Raimundo Orsi, Enrique Guaita và Luis Monti - đều sinh tại Argentina nhưng có gốc Ý - về khoác áo Azurri. Nhiều người đã chỉ trích HLV Pozzo chọn ngoại binh và ông đã bảo vệ quan điểm của mình bằng tuyên bố "Nếu họ có thể chết cho nước Ý, họ có thể đá cho tuyển Ý".

Vittorio Pozzo và tuyển Ý trong trận chung kết World Cup 1934

Đây là quyết định sáng suốt vì cả ba đều đã đóng góp vào chức vô địch của Ý.

Monti trở thành người duy nhất trong lịch sử đá hai trận chung kết World Cup dưới hai màu áo khác nhau. Kỳ 1930, Monti là trụ cột của Argentina và sang kỳ 1934 ông là trụ cột hàng thủ Ý. Tại World Cup 1934 khi vắng Monti, Argentina bị loại ngay trận đầu tiên.

Trong hai ngoại binh còn lại, Guaita ghi bàn duy nhất giúp Ý loại Áo ở bán kết.

Còn, Orsi ghi tổng cộng ba bàn trong đó có pha xé toang hàng phòng ngự Tiệp Khắc rồi vuốt bóng ghi bàn gỡ hòa 1-1 trong trận chung kết. Đó là pha làm bàn cực kỳ ngẫu hứng vì trong ngày hôm sau, khi được các nhà báo yêu cầu biểu diễn lại bàn thắng, không lần nào ông thực hiện thành công.

World Cup 1934: Ý ‘cướp’ nhân tài của Argentina - Ảnh 6.

Ngoài những ngoại binh Argentina gốc Ý, linh hồn của Azurri đăng quang World Cup 1934 chính là ngôi sao của Inter Milan, Giuseppe Meazza - người được đặt tên cho sân nhà của chính đội bóng này.

Không phải là người ghi bàn hàng đầu cho tuyển Ý nhưng Meazza chính là linh hồn trong lối chơi của đội nhà. Ngoài ra, ở Meazza còn có một sự dũng cảm tuyệt vời khi chấn thương nhưng vẫn thi đấu trong trận chung kết và kiến tạo cho Shiavio ghi bàn quyết định giúp Ý thắng Tiệp Khắc 2-1 ở giờ đấu thêm của hiệp phụ.

Với những đóng góp lớn đó, không ngạc nhiên gì, chính Giuseppe Meazza được bình chọn là cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu.

World Cup 1934: Ý ‘cướp’ nhân tài của Argentina - Ảnh 7.

______________________________

THẢO NGUYÊN
CƠ AN

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên