Sau khi đúc lư để nguội, người thợ đập khuôn lấy hình dạng hoàn thiện của sản phẩm
Tuy nhiên, dịp cuối năm, làng nghề An Hội với hơn trăm năm tuổi nghề ở quận Gò Vấp (TP.HCM) vẫn trụ vững.
Nhiều cơ sở đúc lư đồng vẫn giữ nét truyền thống chế tác thủ công những tác phẩm chất lượng cao nên các tháng cuối năm càng có nhiều đơn hàng.
Bà Bùi Ngọc Liễu, 48 tuổi, thợ lành nghề hơn 20 năm tại cơ sở lư đồng Quốc Kiển, chia sẻ: "Tín hiệu vui khi khách hàng từ các tỉnh thành trong cả nước đã bắt đầu quay lại đặt hàng. Chính nhờ sản phẩm làm thủ công tinh xảo và chất lượng nên lượng lư đồng tăng mạnh từ tháng chạp.
Tết năm nay, nhiều cơ sở liên kết cùng nhau nỗ lực thiết kế mẫu mã, tạo cho sản phẩm chất lượng với nhiều họa tiết sắc sảo".
Anh Dương Văn Chí, 36 tuổi, đã có 17 năm kinh nghiệm, cho biết để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, người thợ phải dành nhiều công sức, một chiếc lư đồng đòi hỏi hơn 20 công đoạn từ đơn giản đến phức tạp.
Do đó, mỗi chiếc lư đồng khi đến tay khách hàng đều chứa đựng tất cả tâm huyết của nhiều người thợ lành nghề.
Thị trường lư đồng trưng bày bàn thờ gia tiên trong những ngày cận Tết Nguyên đán đã sôi động trở lại
Công nhân rót đồng vào khuôn
Tạo họa tiết cho lư đồng
Bà Tư (63 tuổi), thợ lành nghề gần 40 năm tại cơ sở lư đồng Năm Toàn, đang áo vỏ khuôn bằng hỗn hợp đất sét và trấu trước khi đưa vào lò nung
Những sản phẩm làng nghề An Hội được làm thủ công với đường nét tinh xảo
Những sản phẩm chất lượng cao của làng nghề An Hội có mặt trên nhiều trang mạng thương mại trực tuyến
Anh Nghĩa (20 tuổi) tiếp nối nghề truyền thống
Thợ lành nghề giữ nhiệt cho lò và đổ đồng chảy vào khuôn
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận