13/09/2018 11:20 GMT+7

Vụ phế phẩm cà phê nhuộm pin dùng trộn vào tiêu: Đề nghị truy tố

UYÊN TRINH
UYÊN TRINH

TTO - Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Nông vừa hoàn tất bản kết luận điều tra, chuyển hồ sơ vụ án hình sự đến Viện KSND tỉnh Đắk Nông, đề nghị truy tố 5 bị can tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

Vụ phế phẩm cà phê nhuộm pin dùng trộn vào tiêu: Đề nghị truy tố - Ảnh 1.

Một góc cơ sở chế biến cà phê của bà Loan - Ảnh: Trung Tân

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Nông vừa hoàn tất bản kết luận điều tra và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án hình sự đến Viện KSND tỉnh Đắk Nông, đề nghị truy tố Phan Thị Dung (56 tuổi, ngụ tỉnh Bình Phước), Lê Thị Hồng Thơ (39 tuổi, ngụ tỉnh Đắk Nông), Nguyễn Thị Thanh Loan (43 tuổi, ngụ tỉnh Đắk Nông), Trần Ngưỡng (42 tuổi, ngụ tỉnh Đắk Nông) và Nguyễn Xuân Bảo (33 tuổi, ngụ tỉnh Đắk Nông). Cả 5 bị can cùng bị truy tố tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm quy định tại điều 317 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).

Trong đó, xác định bà Dung là người có vai trò chính, các đối tượng còn lại đóng vai trò giúp sức tích cực.

Trước đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Nông đã ra quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can.

Theo kết luận điều tra, Phan Thị Dung (giám đốc Công ty TNHH sản xuất thương mại Thảo Dung, ở tỉnh Bình Phước) và Lê Thị Hồng Thơ (giám đốc Công ty TNHH một thành viên Tịnh Thơ, ở Đắk Nông) có quen biết nhau qua việc kinh doanh, mua bán tiêu.

Giữa năm 2015, Thơ biết dân buôn trộn hỗn hợp tạp chất (gồm vỏ cà phê lẫn sỏi đá có màu đen, kích thước 2-3mm, còn gọi là phế phẩm) vào tiêu để bán kiếm lời nên bàn với Dung làm theo cách này.

Từ cuối năm 2015 đến ngày bị phát hiện, Thơ đã mua khoảng 15-20 chuyến, mỗi chuyến chở 10-23 tấn hỗn hợp tạp chất. Trong đó có hai lần được xác định rõ, Thơ hưởng lợi từ việc mua bán 15 tấn tạp chất 45 triệu đồng, Ngưỡng hưởng lợi từ hai lần vận chuyển và mua riêng của Loan để bán cho Dung là 88 triệu đồng.

Từ 1-1 đến ngày khởi tố vụ án (tháng 4-2018), Dung đã bán tiêu đen thành phẩm cho 12 doanh nghiệp với tổng khối lượng 1.708 tấn, trị giá hơn 107 tỉ đồng.

Trong đó, bán tiêu đen thường trộn phế phẩm cà phê cho 10 công ty chủ yếu ở TP.HCM và Hà Nội. Các cơ quan chức năng đã làm việc với 10 công ty trên, nhưng không công ty nào nhập hàng về kho mà chuyển thẳng ra cảng tại TP.HCM để xuất khẩu. Không công ty nào còn giữ mẫu.

Tại các bản kết luận giám định cũng xác định trong mẫu tiêu hạt, ngoài thành phần chính là tiêu hạt có tìm thấy các tạp chất gồm: vụn vỏ cà phê, vụn đá, bột pin, hàm lượng tổng tạp chất là 18%.

Theo kết luận điều tra, hành vi của các bị can trực tiếp xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước về an toàn thực phẩm, làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu hàng hóa thực phẩm nói chung và ngành tiêu của Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, hậu quả thiệt hại về tính mạng, sức khỏe con người trên thực tế chưa có căn cứ để xác định.

Kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an sớm kết luận vụ nhuộm pin cà phê Kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an sớm kết luận vụ nhuộm pin cà phê

TTO - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa có báo cáo gửi Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về kết quả xác minh và xin ký kiến chỉ đạo liên quan tới vụ phế phẩm cà phê nhuộm pin ở tỉnh Đắk Nông.

UYÊN TRINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên