Mùa vải chín ở đây không chỉ thu hút thương nhân và du khách, mà còn hấp dẫn cả những nhiếp ảnh gia tìm đến.
Người dân Lục Ngạn mỗi năm thu hoạch hàng trăm nghìn tấn vải thiều. Vụ thu hoạch diễn ra trong một tháng, thường hái từ sáng sớm và vận chuyển đến giữa trưa để kịp sơ chế và đóng gói. Vải thiều sau khi thu hoạch tập trung chủ yếu tại Phố Kim và thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn để đưa đi mọi miền.
Một phần vải thiều sẽ được thu gom và bán ở trong nước thông qua các thương lái nhỏ lẻ. Vải xuất khẩu sẽ được thu gom trong kho lớn, được tuyển chọn kỹ càng để đảm bảo chất lượng.
Mùa vải thiều Lục Ngạn năm nay là mùa đặc biệt. Mặc dù dịch COVID-19 khiến các hoạt động gặp không ít khó khăn nhưng các chuyên gia của Việt Nam và Nhật Bản đã tìm cách tháo gỡ. Vải Lục Ngạn được đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản..., giá nhích lên so với trước đây.
Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đã phối hợp với một số đầu mối xuất nhập khẩu của Việt Nam để xuất khẩu các lô hàng vải thiều sang Nhật Bản trong vụ mùa năm nay. Vừa qua, vải Lục Ngạn đã lên kệ các siêu thị Nhật Bản với giá 500.000 đồng/kg.
Đây là một tín hiệu đáng mừng cho vải thiều Lục Ngạn. Việc đưa loại trái cây này thành mặt hàng xuất khẩu, vươn mình ra thế giới những năm gần đây sẽ làm thay đổi diện mạo nông thôn cũng như đời sống người dân vùng đồi núi nơi này.
Vận chuyển vải thiều trên phố giữa trưa hè
Những người phụ nữ cần mẫn trong kho vải thiều
Vải được ngâm, rửa trong nước đá để trái tươi lâu hơn
Các xe thồ chuyển vải thiều đến các điểm thu mua
Chuẩn bị thùng để bỏ trái vải vào
Trái sau sơ chế được xếp vào thùng
Đưa vải thiều lên xe tải nhỏ để chở đi bán
Mỗi hộp vải thiều Lục Ngạn lên kệ siêu thị tại Nhật Bản được đóng gói khoảng 200 gram với giá 500 yen Nhật, tương đương 500.000 đồng/kg - Ảnh: Bộ Công thương
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận