Ảnh minh họa |
Ví dụ ngay như gia đình tôi, từ đời bố mẹ ruột của tôi: Tất cả mọi việc nấu cơm, rửa bát, dọn dẹp đều do một tay mẹ tôi đảm nhiệm. Mẹ tôi không kêu ca, thậm chí nếu bố tôi chui vào bếp là y rằng bị đuổi ra vì bố tôi lóng ngóng, không biết làm gì, chỉ tổ làm rơi vỡ, lộn xộn căn bếp...
Nhưng bố mẹ tôi ở quê trước đó có làm nông nghiệp, mẹ tôi thường làm ít hơn bố và chỉ có bố tôi mới làm được những việc như cày, bừa, chở xe trâu. Những ai đã từng làm qua những công việc như thế này thì có thể hiểu vì sao các bà vợ ở quê thường rất thương chồng. Vì chồng phải làm những việc nặng nhọc, đòi hỏi sức khỏe như vậy nên không ai nỡ "bắt" chồng phải nấu cơm, rửa bát một cách "bình đẳng"
Đến tôi cũng vậy, lấy vợ nhưng vợ cũng không tỵ nạnh chuyện nấu cơm, rửa bát với chồng. Các chị em cứ kêu gào đòi "bình đẳng" nhưng thực ra có muốn bình đẳng một cách thực sự thì các chị cũng chưa chắc đã làm được.
Cánh đàn ông không thích nấu cơm, rửa bát, lau nhà cũng như các chị em chẳng bao giờ thích làm mấy việc của đàn ông như sửa chữa cái công tắc, ổ điện, ti vi...
Tôi chẳng biết rang thịt thì cũng y như vợ tôi, được chồng sai đi tìm cái tua- vít cũng chẳng biết nó là cái gì huống chi đòi "nàng" sửa chữa, xem cái xe nó hỏng hóc cái gì?
Tôi nghĩ cả hai trường hợp bố mẹ tôi và vợ chồng tôi đều là một sự "phân công lao động " hợp lý, phát huy khả năng của cả hai giới.
Hoặc những người chồng giỏi giang, bận rộn chẳng bao giờ đụng tay vào việc nhà nhưng họ kiếm tiền nuôi sống cả gia đình. Họ có thể đưa tiền giúp vợ thuê người giúp việc thay vì phải làm phần việc của mình. Đó cũng là tình thương và trách nhiệm của người chồng.
Bắt bẻ đàn ông vừa phải làm trụ cột kinh tế, trụ cột dạy dỗ con cái giờ lại đến đòi đàn ông phải phụ trách cả mảng rửa bát, lau nhà, thay tã cho con... tôi e rằng các chị em hơi tham lam?
Cũng phải nói thêm rằng việc đi nhậu của cánh đàn ông là một nhiệm vụ phần nhiều vì công việc, xã giao hơn là vì thích thú.
Tôi ít thấy đàn ông nói thích đi nhậu, thèm đi nhậu. Bạn đã bao giờ nghe câu thơ chếnày chưa "bầm ra ruộng cấy bầm run - con đi uống rượu còn run hơn bầm"?
Tôi là đàn ông, tôi còn thích đi rửa bát hơn là nhậu xong và nếm trải cảm giác mệt mỏi, rã rời...
Và một số ý kiến đồng cảm với tác giả bài viết Tết đến, tôi quần quật còn chồng rung đùi chém gió - Tùy theo hoàn cảnh mỗi gia đình, nếu chỉ phục vụ chồng con của mình thôi thì không thành vấn đề vì chồng phải lăn lộn kiếm tiền cho gia đình. Nhưng chán cảnh phục vụ đại gia đình của chồng mấy ngày lễ tết, nhìn những con người dửng dưng ăn uống bừa bãi ấy mình thấy kinh dị! - Mọi gia đình trong xã hội ta hiện tại đều vậy, làm việc ngày tết chỉ có vợ, con dâu thôi. Phải chi đừng có Tết nhỉ, cơ cực quá. Làm xong có phước thì còn được dùng bữa cùng nhà chồng, bạc phước thì chờ nhà chồng ăn xong, còn chi ăn nấy rồi dọn luôn! - Tôi cũng đang chán chồng đây. Suốt ngày la cà nhậu nhẹt với bạn bè không có thời gian dành cho vợ con. Trong gia đình tôi vừa làm đàn ông vừa làm đàn bà cũng phải đi làm kiếm tiền lo cho gia đình, chăm sóc nuôi dạy con cái, cả đời cực khổ vì chồng vì con bù lại có đứa con ngoan hiền chăm học. Cưới nhau đã 22 năm chưa bao giờ cảm thấy được sự quan tâm chăm sóc dù chỉ là một lời nói một cử chỉ nhỏ nhoi từ chồng. - Chồng tôi cũng lười việc nhà nhưng vẫn phải làm. Vợ bầu bí, nghén, không tự nấu cơm, giặt quần áo thì ai làm cho. Nhưng về quê chồng ai thấy anh rửa bát cùng tôi là khó chịu lắm. |
Người đàn ông trong nhà bạn có chia sẻ việc nhà cùng bạn? Có phải là phụ nữ thì phải hy sinh, đảm đương hết tất cả việc trong gia đình? Hãy chia sẻ cùng TTO qua địa chỉ tto@tuoitre.com.vn hoặc phần Ý kiến bạn đọc ngay dưới bài viết. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận