Phóng to |
Những sản vật chở về từ Hoàng Sa được trưng bày tại triển lãm - Ảnh: H.Hương |
Một phần khác của triển lãm sẽ được trưng bày ở tầng 3 của Bảo tàng Nhân học. Đó là những vỏ ốc, san hô và cát được ngư dân Mai Phụng Lưu mang về từ đảo Bạch Quy thuộc quần đảo Hoàng Sa. Hoàng Sa là ngư trường quen thuộc và nhiều sóng gió của ngư dân này. Những hiện vật mang về sau mỗi chuyến đi biển được ông Mai Phụng Lưu trao tặng lại Bảo tàng Nhân học. Bởi vậy, sẽ có một Hoàng Sa tuy giản dị nhưng diệu kỳ ngay tại Hà Nội trong ngày 2-5.
Chiếm số lượng khá lớn trong triển lãm lần này là những tấm bản đồ có niên đại từ thế kỷ 15-20. Trên những bản đồ này, Hoàng Sa, Trường Sa luôn được thể hiện và ghi nhận là những vùng lãnh thổ thuộc Việt Nam. Trong một số bản đồ của người phương Tây, quần đảo Hoàng Sa được vẽ với kinh tuyến và vĩ tuyến khá chính xác và được ghi danh là Paracel Islands, Paracels, Paracelso... tùy theo ngôn ngữ từng nước. Còn vùng bờ biển Quảng Nam - Quảng Ngãi, song song với quần đảo Hoàng Sa được ghi nhận là bờ biển Hoàng Sa (Costa de Paracel). Ngoài ra, nhiều bản đồ được xuất bản tại Anh, Đức, Ấn Độ từ thế kỷ 16-19 khẳng định Hoàng Sa thuộc Đàng Trong. Nhiều bản đồ còn có chú thích về các loại hương liệu, sản vật của các vùng đất, đường đi của các tàu buôn.
Một phần không thể thiếu vắng là sưu tập Châu bản triều Nguyễn thời vua Minh Mạng của Trung tâm Lưu trữ quốc gia I. Những châu bản cho thấy Nhà nước phong kiến Việt Nam đã phát hiện, tổ chức các đợt thăm dò, khảo sát và có nhiều biện pháp để khai thác sản vật, kiểm soát và bảo vệ chủ quyền trên các đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận