23/12/2005 15:28 GMT+7

VN sẽ có mã số sách (ISBN) vào năm 2006

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Đến nay, VN vẫn chưa có mã số mã vạch trên sách theo tiêu chuẩn quốc tế. Điều này khiến cho sách Việt Nam không hội nhập được với thị trường sách quốc tế.

K8vP3NXu.jpgPhóng to
Truyện tranh Nhật Bản - loại sách nhập siêu vào VN. Ảnh: L.Đ

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Trọng Phát - phó cục trưởng cục Xuất bản khẳng định: trở ngại này sẽ được giải quyết trong năm 2006.

* Thưa ông, vấn đề đăng ký mã số mã vạch quốc tế cho sách Việt Nam, ai chịu trách nhiệm chính?

- Đây là trách nhiệm chung của Cục xuất bản thôi. Lâu nay đã có ý định làm, nhưng cụ thể thế nào thì đến nay chưa có kế hoạch.

* Tại sao vậy, thưa ông?

- Khi soạn thảo luật Xuất bản mới, chúng tôi có dự định sẽ có một điều khoản quy định các NXB phải đăng ký mã số mã vạch. Tuy nhiên, ý kiến này bị phản đối, vì rằng các nhà xuất bản có thể tự do tham gia hoặc không tham gia mã số mã vạch cho sách. Điều này cũng đúng. Vừa rồi chúng tôi có mời cán bộ của Tổng cục đo lường chất lượng sang nói chuyện hai buổi. Nhưng vấn đề này đến năm 2006 sẽ thực hiện.

* Có gì khó khăn trong việc đăng ký mã số mã vạch quốc tế không, thưa ông? Việt Nam nên có đăng ký mã quốc tế, để đơn vị xuất nhập khẩu sách báo nào có nhu cầu thì tham gia chứ?

- Đúng. Hiện tại chúng tôi đang tìm hiểu các thủ tục để tham gia đăng ký mã số mã vạch quốc tế cho sách. Có một số khó khăn, chẳng hạn như tôi được biết thì thủ tục đăng ký mã số mã vạch quốc tế có yêu cầu phải nộp phí. Và hình như hàng năm cũng phải nộp phí. Trong điều kiện xuất nhập khẩu sách báo của ta chưa phát triển, đây cũng là vấn đề cần cân nhắc. Tuy nhiên, chắc chắn năm 2006 Việt Nam sẽ có mã số mã vạch quốc tế cho sách.

ISBN - mã số sách chuẩn quốc tế - viết tắt bằng bốn chữ cái đầu tiếng Anh (International Standard Book Number) với hàng số gồm 10 chữ số được tích hợp với mã số - mã vạch hàng hoá đã trở thành yếu tố thông tin không thể thiếu trên bìa 4 của mỗi cuốn sách áp dụng tại hơn 150 nước. Mỗi một cuốn sách đều có một ISBN riêng và duy nhất, vừa có tác dụng cho việc quản lý sản phẩm của nhà xuất bản vừa có tác dụng cho việc phân loại, tra cứu, tìm kiếm trong các thư viện; thống kê, quản lý bán hàng trong các cửa hiệu sách, siêu thị sách và thuận lợi nhất cho việc xuất nhập khẩu sách và bán sách qua mạng Internet…Có thể nói ISBN chính là “biển số” của mỗi cuốn sách.

LAM ĐIỀN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên