27/10/2008 08:13 GMT+7

Viết tiếp câu chuyện Truông Bồn bi tráng

(Trích thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp)
(Trích thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp)

TT - 8g30 ngày 26-10, buổi lễ kỷ niệm 40 năm sự kiện Truông Bồn bắt đầu diễn ra dưới chân tượng đài các liệt sĩ Truông Bồn nằm ở lưng chừng dãy núi phủ dày thông xanh thuộc xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An), thế nhưng đến 8g25 trời vẫn tầm tã mưa.

Kỷ niệm 40 năm chiến thắng Truông Bồn:

RcsldxF9.jpgPhóng to
Nước mắt của các cựu TNXP Nghệ An nhớ đồng đội năm xưa - Ảnh: V.Toàn
TT - 8g30 ngày 26-10, buổi lễ kỷ niệm 40 năm sự kiện Truông Bồn bắt đầu diễn ra dưới chân tượng đài các liệt sĩ Truông Bồn nằm ở lưng chừng dãy núi phủ dày thông xanh thuộc xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An), thế nhưng đến 8g25 trời vẫn tầm tã mưa.
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Kỳ 1: 13 người tan vào đất đá Kỳ 2: “Em không về, vắng một cuộc đưa dâu” Kỳ 3: Người ở lại làm nhân chứng Kỳ 4: Lặng thầm như đất Kỳ cuối: Không sợ cực, chỉ sợ lãng quên!Hơn 15 tỉ đồng đóng góp xây dựng di tích Truông Bồn

Truông Bồn - 40 năm quên và nhớ

Vì buổi lễ được Đài truyền hình VN truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 nên không thể căng bạt phủ kín sân khấu dưới chân tượng đài. Và bởi nếu phủ kín bạt thì hàng ngàn người dân khắp các địa phương trong tỉnh về đây từ lúc mờ sáng hiện đứng ngồi trên sườn đồi đối diện tượng đài sẽ không nhìn thấy gì diễn ra trong buổi lễ 40 năm mới có một lần.

Bỗng nhiên đúng 8g30, cơn mưa tạnh hẳn, trời hửng nắng. Nhiều bà con đứng xem bên dãy núi lộ rõ sự vui mừng: “Các o thiêng thật. Đúng giờ thì trời quang mây tạnh”.

“Theo gió Truông Bồn, tôi đi tìm em”

Nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền trong bộ áo dài màu đen, xuất hiện trên “sân khấu” bằng đất đá với ca khúc Huyền thoại Truông Bồn - mở đầu chương trình ca múa nhạc do các học viên Trường đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội biểu diễn. Lời ca khúc day dứt, lôi cuốn đến nỗi nhiều người bất ngờ đó là sáng tác của người thợ trồng rừng số một của VN: ông Lê Duy Nguyên, người trồng 1.000ha rừng, làm xanh lại một vùng đồi trọc bên biển huyện Quỳnh Lưu. “Tôi đi tìm em - cô gái Truông Bồn. Thương răng là thương - người em gái quê mình. Sông Lam bao đời vẫn chảy. Dâu xanh, xanh bãi, ngàn dâu xanh rờn. Em đi, đi mãi để tôi đi tìm. Ơi em - cô gái Truông Bồn. Tuổi hai mươi em thành huyền thoại. Theo trăng Truông Bồn, tôi đi tìm em. Theo gió Truông Bồn, tôi đi tìm em...” - lời bài hát làm nhiều người rưng rưng.

5W2KM9I8.jpgPhóng to
Hàng ngàn người dân đứng trên sườn núi theo dõi lễ kỷ niệm
Khi sân khấu xuất hiện cảnh những xe tải chở hàng mang đầy lá ngụy trang đi lầm lũi trong tiếng bom, chớp đạn, một tốp cựu thanh niên xung phong (TNXP) mái đầu tóc bạc, mặc quần áo bộ đội, ngực đeo nhiều huân, huy chương ôm mặt khóc. Ông Phạm Khắc Ngọ - 75 tuổi, nguyên cán bộ Ban tổ chức tổng đội TNXP, hiện là chủ tịch Hội TNXP huyện Diễn Châu - bồi hồi nói: “Nghe tiếng bom gầm đạn rú, bọn tui nhớ lại cảnh Truông Bồn xưa, cảnh anh chị em mình đang đi lấp hố bom, mở đường cho xe chở đạn, gạo đêm ngày vào Nam. Bao nhiêu năm rồi mà cứ bồi hồi như mới hôm qua”.

Bên cạnh ông Ngọ là đôi bạn Trần Thị Thông - tiểu đội trưởng tiểu đội “thép”, người duy nhất sống sót trong trận bom ác nghiệt sáng 31-10-1968 tại “tọa độ lửa” Truông Bồn và bà Vũ Thị Dương - nguyên đại đội phó kiêm bí thư chi đoàn đại đội 317. Họ vừa thay mặt hàng ngàn TNXP Nghệ An vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân dành cho tập thể 14 cán bộ, chiến sĩ TNXP đại đội 317, đội 65, Tổng đội TNXP chống Mỹ cứu nước tỉnh Nghệ An do ông Trương Tấn Sang trao tặng. Bà Hạnh - cựu TNXP - bộc bạch: “Chúng tôi mong mãi ngày lễ này, để cả người đã khuất lẫn người đang sống biết mình không bị đất nước lãng quên”.

Viết tiếp câu chuyện thời bình

JkXatDE5.jpgPhóng to
Đội mưa dự lễ kỷ niệm
Có một nữ TNXP trên ngực áo nặng trĩu những tấm huân - huy chương còn mới nhưng bà không vào trong khu vực các đại biểu dự lễ chỉ vì: “Tôi còn phải bế đứa cháu lên đồi, rồi hai bà cháu cùng nhìn sang sân khấu cũng xem được”. Bà tâm sự: “Mấy hôm nay anh em cựu TNXP vui lắm, bởi ai cũng thấy mình có phần tự hào về những cống hiến cho đất nước ở Truông Bồn. Chỉ buồn một lẽ, bạn bè mình đã hi sinh rồi, tiếc là họ không có mặt để chứng kiến giờ phút hạnh phúc này”. Hỏi bà còn niềm mong mỏi nào nhân sự kiện này, bà cũng chỉ nghĩ đến đồng đội xưa: “Chị em chúng tôi mong việc xây dựng khu di tích lịch sử Truông Bồn tiến hành khẩn trương để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ”.

Trước đó, ông Phan Đình Trạc - phó bí thư tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An - đọc diễn văn gợi dậy nhiều ấn tượng của Truông Bồn xưa. Một trong những ấn tượng đó là những câu nói đã trở thành huyền thoại ở Truông Bồn: “Sống bám cầu, bám đường. Chết kiên cường, dũng cảm”; “Tim có thể ngừng đập nhưng đường không thể tắc”. Và vì thế, như lời ông Trạc, “cùng với ngã ba Đồng Lộc, Truông Bồn là một trong những huyền thoại về lòng quả cảm, ý chí kiên cường, tinh thần chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc”.

Buổi lễ kết thúc lúc 9g55 trong cảnh hàng trăm TNXP, hàng ngàn người dân xứ Nghệ lần lượt vào thắp thêm những nén nhang thơm ngát tại khu mộ 13 liệt sĩ Truông Bồn. Cảm động dâng trào, ai cũng xem câu chuyện hi sinh của 13 cô gái Truông Bồn 40 năm trước là câu chuyện của đất nước, của quê hương, của mảnh đất sinh ra mình. Mai này, khi khu di tích lịch sử Truông Bồn hoàn thành trên đất này nhờ vào công sức và tiền bạc đóng góp của người dân Nghệ An và cả nước, những cô gái Truông Bồn sẽ được lịch sử khắc ghi ở quy mô mới. Còn bây giờ, 13 liệt sĩ nằm đó, đã 40 năm, hương khói từ những nén nhang không ngớt của mọi người như đang viết tiếp câu chuyện của thời bình: không ai bị lãng quên, không điều gì bị lãng quên!

"Tôi mong rằng tỉnh Nghệ An và các ngành liên quan ở trung ương quan tâm xây dựng, tôn tạo di tích Truông Bồn trở thành một di tích lịch sử kháng chiến tiêu biểu như di tích ngã ba Đồng Lộc, để góp phần giáo dục truyền thống cho các thế hệ thanh niên, cho toàn quân và dân ta."

....................................................

Đó cũng là tình cảm và sự trân trọng của tất cả chúng ta ngày nay khi đặt chân lên mảnh đất cách đây 40 năm, nơi bom đạn quân thù dẫu rất dã man, tàn bạo vẫn không thể khuất phục được lòng yêu nước, ý chí kiên cường và quyết tâm sắt đá của quân và dân Nghệ An nói chung, của lực lượng TNXP bám trụ tại tọa độ lửa Truông Bồn nói riêng”. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang đã phát biểu như vậy tại buổi lễ diễn ra sáng 26-10 ở xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Ông Trương Tấn Sang nhấn mạnh: “Hơn 100 ngày đêm giữ cho mạch máu giao thông qua Truông Bồn thông suốt trong mọi tình huống, các chị, các anh có thể trở về hậu phương, bước vào các giảng đường để tiếp tục công tác, học tập. Nhưng vào thời khắc cuối cùng, các chị, các anh đã anh dũng hi sinh. Các chị, các anh ngã xuống để cùng quân và dân ta làm nên chiến thắng Truông Bồn, một trong những huyền thoại về cuộc đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. Chiến thắng Truông Bồn là chiến thắng của lòng quả cảm, ý chí kiên cường, tinh thần chiến đấu, hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc”.

Sau khi ghi nhận những cống hiến, chiến công và tinh thần dũng cảm của các cán bộ, chiến sĩ TNXP đại đội 317, ông Trương Tấn Sang đề nghị đảng bộ, chính quyền và nhân dân Nghệ An tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, bất khuất của quê hương Xô viết anh hùng; đồng tâm, hiệp lực, năng động, sáng tạo, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện tốt nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ; tập trung khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, nguồn lực tạo bước đột phá, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, chú ý phát triển cân đối giữa các vùng trong tỉnh; gắn phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội; thực hiện công bằng xã hội; bảo vệ môi trường.

Ông Phan Đình Trạc - phó bí thư tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An - đã ôn lại lịch sử vẻ vang của Truông Bồn. Đây là trọng điểm dài 5km nằm trên tuyến đường 15A, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, là nơi duy nhất nối các huyết mạch giao thông để chi viện nhân tài, vật lực từ hậu phương lớn miền Bắc ra tiền tuyến miền Nam. Quân Mỹ đã trút xuống đây gần 19.000 quả bom các loại, tên lửa và rocket không kể ngày đêm nhằm hủy diệt tuyến yết hầu quan trọng này. Tại đây đã xuất hiện nhiều tấm gương hi sinh oanh liệt góp phần làm nên huyền thoại Truông Bồn. Tiêu biểu là sự hi sinh của 13/14 chiến sĩ TNXP đại đội 317, đội 65, Tổng đội TNXP Nghệ An.

Truông Bồn đã trở thành đỉnh cao của cuộc chiến tranh nhân dân, là sức mạnh tổng hợp của nhiều lực lượng trực tiếp tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu, trong đó TNXP là lực lượng chủ công với quyết tâm sắt đá “Sống bám cầu bám đường, chết kiên cường dũng cảm” đã khắc họa nên hình ảnh đẹp của lực lượng TNXP, góp phần quan trọng bảo vệ con đường huyết mạch ra tiền tuyến.

(Trích thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên