09/06/2021 16:04 GMT+7

Việt Nam nổi lên là nhà cung cấp thiết bị bảo hộ cá nhân cho thế giới trong dịch COVID-19

N.BÌNH
N.BÌNH

TTO - Khi tiêm chủng vắc xin quy mô lớn cho toàn bộ dân số toàn cầu không thể hoàn thành ngay trong khoảng thời gian ngắn, nhu cầu đối với các sản phẩm thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) dự kiến tiếp tục tăng 6-9%/năm tối thiểu đến năm 2025.

Việt Nam nổi lên là nhà cung cấp thiết bị bảo hộ cá nhân cho thế giới trong dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Sản xuất khẩu trang tại Công ty cổ phần y tế Ecom Med. Đây vốn là khoản đầu tư mới của một doanh nghiệp du lịch chuyển hướng ngay khi dịch bùng phát - Ảnh: N.BÌNH

Ngày 9-6, chương trình tư vấn PPE toàn cầu do Chính phủ Anh hỗ trợ đã khởi động tại Việt Nam, với trọng tâm nâng cao năng lực sản xuất và giảm chi phí bằng cách loại bỏ những gánh nặng không cần thiết liên quan đến tiêu chuẩn PPE và đánh giá hợp chuẩn, cho các nhà sản xuất PPE Việt Nam. 

Theo Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), việc các thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) bị thiếu hụt đáng kể ở nhiều quốc gia đã ảnh hưởng kiểm soát dịch COVID-19. 

Chương trình ra đời để hỗ trợ các nhà sản xuất PPE ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, cung cấp các sản phẩm PPE có chất lượng và đáng tin cậy, bảo vệ nhân viên y tế tuyến đầu và giảm lây truyền bệnh trong cộng đồng.

Trong 18 tháng tới, dự án sẽ hỗ trợ một số nhà sản xuất Việt Nam để mở rộng quy mô sản xuất PPE chất lượng tốt, tiếp cận nguồn cung vật liệu và thiết bị đáng tin cậy, đạt được tiêu chuẩn quốc tế và chứng nhận về PPE để mở rộng xuất khẩu.

Hiện Việt Nam đã nổi lên là một trong những nhà cung cấp PPE mới cho thị trường toàn cầu nhờ năng lực sản xuất PPE tăng mạnh, với sản lượng tăng gấp sáu lần trong năm 2020. 

Nguồn cung tăng mạnh này ban đầu xuất phát từ việc các công ty may mặc chuyển hướng sản xuất để đối phó với tình trạng khẩn cấp về y tế, cũng như để giảm thiểu các khoản lỗ do các đơn hàng may mặc bị hủy bỏ.

Ông Vũ Đức Giang, chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho biết một số nhà sản xuất dệt may đã bắt đầu sản xuất các sản phẩm PPE chủ yếu để ứng phó trước mắt với đại dịch, và hiện đang cân nhắc cơ hội kinh doanh trung và dài hạn trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất trong nước đang phải đương đầu với tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào, kỹ năng, kỹ thuật và kiến thức ngành cũng như sự không đồng nhất tiêu chuẩn trong nước và các tiêu chuẩn quốc tế để tiếp cận thị trường toàn cầu.

Theo IFC, nhu cầu đối với các sản phẩm PPE đảm bảo chất lượng trên toàn cầu như khẩu trang, găng tay y tế, kính và giày bảo hộ, mặt nạ phòng độc, bộ đồ bảo hộ, áo khoác và bộ đồ bảo hộ toàn thân đã tăng gấp 3-4 lần giai đoạn 2019-2020. 

Và nhu cầu này sẽ tiếp tục tăng 6-9%/năm tối thiểu đến năm 2025, do các chương trình tiêm chủng vắc xin chưa thể triển khai nhanh như kỳ vọng. 

IFC cho biết đang làm việc với các nhà sản xuất dệt may địa phương thông qua Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), và các phòng thí nghiệm quốc gia thông qua Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam (STAMEQ). 

Chương trình y tế toàn cầu được IFC và Chính phủ Anh triển khai từ tháng 7-2020, với khoản tài trợ lên tới 4 tỉ USD để cải thiện cơ hội tiếp cận dịch vụ và sản phẩm chăm sóc y tế thiết yếu nhằm đối phó đại dịch ở các nước đang phát triển.

WHO lo ngại thế giới thiếu khẩu trang và thiết bị bảo hộ y tế WHO lo ngại thế giới thiếu khẩu trang và thiết bị bảo hộ y tế

TTO - Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định thế giới đang đối diện với tình trạng thiếu khẩu trang, găng tay, áo choàng và các thiết bị bảo vệ khác trước sự lây lan của virus corona chủng mới (nCoV).

N.BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên