VIB góp phần tích cực vào sự thay đổi của thị trường thẻ Việt Nam
Sự chuẩn bị về nền tảng số hóa từ nhiều năm trước đã giúp ngân hàng thích ứng tốt với thử thách đến từ đại dịch COVID-19 và sự thay đổi về hành vi tiêu dùng, tiếp tục dẫn dắt thị hiếu khách hàng ở giai đoạn mới.
Ra mắt loạt thẻ nắm bắt xu thế
Đón sóng thay đổi của thị trường thẻ, từ 5 năm trước, ngân hàng này đã thực hiện chiến lược cá nhân hóa nhu cầu chi tiêu qua thẻ kể từ cột mốc ra mắt bộ sản phẩm mới, trong đó nổi bật là Travel Elite và Financial Free vào cuối năm 2018.
Đến năm 2019, nhà băng liên tiếp ra mắt các dòng thẻ khác nhau như Cash Back, Zero Interest Rate, Premier Boundless... Trong đó, Zero Interest Rate là một trong những dòng thẻ "Buy now - Pay later" (Mua trước - Trả sau) đầu tiên tại Việt Nam.
Tháng 3-2020, ngân hàng này áp dụng Bigdata và AI để duyệt mở thẻ tín dụng trực tuyến, rút ngắn quy trình còn dưới 30 phút, sau đó là 15 phút và hiện nay là 2 phút. Điều này góp phần thúc đẩy lượng mở thẻ của ngân hàng lên con số nửa triệu vào năm 2022.
Đi cùng cú hích tăng trưởng, VIB liên tục cho ra mắt những sản phẩm thẻ lần đầu xuất hiện trên thị trường như Online Plus 2in1 - dòng thẻ tích hợp thẻ tín dụng và thẻ thanh toán, Family Link - dòng thẻ tín dụng đồng hành cùng con, LazCard - dòng thẻ eCom, Super Card - dòng thẻ trao toàn quyền làm chủ, tự chọn tính năng và hoàn tiền đến 15% cho khách hàng....
Tại thời điểm đẩy mạnh chiến lược thẻ vào cuối năm 2018, ngân hàng chọn chiến lược cá nhân hóa - khái niệm còn khá mới mẻ tại Việt Nam lúc bấy giờ làm trọng tâm phát triển sản phẩm.
Đồng thời, ngân hàng hiện thực hóa nhiều khái niệm như "thẻ ảo", "tổng đài ảo", "chuyên gia tài chính ảo", "thẻ biết nói" hay thẻ số hóa (phát hành online 100%)... lên các sản phẩm cụ thể.
Sự kết hợp giữa tính năng thẻ và công nghệ giúp chinh phục người dùng
Hiện nay, hệ sinh thái thẻ tín dụng của ngân hàng này có 9 dòng thẻ mang lại lợi ích vượt trội cho từng nhóm chi tiêu từ du lịch, mua sắm, ăn uống đến tiêu dùng, trả góp,...
Tạo vị thế trên thị trường
Những năm qua, số lượng thẻ và chi tiêu qua thẻ VIB không ngừng tăng. Đến cuối tháng 10-2023, số thẻ đang lưu hành đã đạt hơn 680.000 thẻ, tăng gấp 7,3 lần so với năm 2018. Mỗi tháng, trung bình ngân hàng ghi nhận 3 triệu lượt giao dịch qua thẻ, cao gần 16 lần so với thời điểm bắt đầu chuyển đổi chiến lược thẻ.
Tổng chi tiêu qua thẻ của ngân hàng này sau năm năm đạt gần 236.000 tỉ đồng. Riêng năm 2023, trong 9 tháng đầu năm, chi tiêu qua thẻ đạt gần 2,7 tỉ USD và đến cuối năm dự kiến chạm mốc 4 tỉ USD (tương đương gần 94.100 tỉ đồng), gấp hơn 11 lần so với năm 2018.
Tăng trưởng thẻ và chi tiêu qua thẻ VIB
Theo Dữ liệu của Hiệp hội Thẻ, VIB chiếm 9% thị phần chi tiêu thẻ ở Việt Nam. Chi tiêu bình quân trên mỗi thẻ của ngân hàng này trong ba quý đầu năm 2023 đạt 11,2 triệu đồng, cao hơn 40% so với thị trường.
Thông tin Mastercard cho thấy, VIB là ngân hàng ghi nhận tăng trưởng nhanh nhất về tổng chi tiêu qua thẻ này tại Việt Nam giai đoạn 2018-2022 với mức tăng hơn 7 lần. Nhà băng dẫn đầu về tỉ lệ tăng trưởng thẻ tín dụng tại Việt Nam, đạt 434%. Đồng thời, ngân hàng dẫn đầu về số lượng thẻ phát hành tại Việt Nam với mức tăng hơn 5 lần. Với tổng chi tiêu qua thẻ Mastercard tại lãnh thổ nước ngoài, ngân hàng này tiếp tục đứng đầu thị trường, đạt hơn 190 triệu USD, tăng hơn 5 lần so với năm 2018.
Hết tháng 9, tổng chi tiêu thẻ Visa mang thương hiệu VIB cũng tăng hơn 180% so với cùng kỳ. Chi tiêu mỗi thẻ cao hơn 2,5 lần so với mức bình quân của thị trường, theo ghi nhận của Visa.
Kết quả ngân hàng này đạt được hôm nay đến từ chiến lược thẻ được đầu tư bài bản và hiệu quả, cùng quá trình liên tục gắn kết để thấu hiểu khách hàng, từ đó tăng cường ưu đãi vượt trội cho người dùng.
"Chúng tôi mong muốn mỗi chiếc thẻ đến tay khách hàng sẽ mở ra một hành trình chi tiêu mới lạ, thuận tiện, tối ưu, đúng ý và nửa thập kỷ qua điều này đã dần được hiện thực hóa", bà Tường - giám đốc Trung tâm Chiến lược và Vận hành Thẻ VIB, nhấn mạnh.
Hệ sinh thái thẻ VIB
Trong tương lai, ngân hàng này sẽ thay đổi hoàn toàn khuôn mẫu cung cấp các sản phẩm tài chính ngân hàng truyền thống - chuyển từ bán những gì ngân hàng có sang cung cấp dịch vụ khách hàng cần theo yêu cầu của khách hàng.
"Đây là bước nhảy vọt trong chiến lược cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng của chúng tôi nói riêng và thị trường thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam nói chung", đại diện Ngân hàng nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận