Về việc học để có văn bằng, chứng chỉ thì phải “học thật”, nhờ đó có trình độ học vấn để “làm thật” và do đó từng người học giữ được liêm sỉ cho mình và cho cả xã hội. Tuy nhiên không phải người học nào cũng nghĩ được như thế. Trách nhiệm xã hội là phải làm người học nhận ra được thế nào là đúng, thế nào là sai ở động cơ học tập của mình. Có nhận thức đúng mới có hành động học đúng.
Việc cấp văn bằng, chứng chỉ cũng còn nhiều bất cập. Bất cập chính ở đây là nhiều văn bằng, chứng chỉ được cấp thường cao hơn so với trình độ người học. Một trong những nguyên nhân chính là chúng ta còn cấp văn bằng, chứng chỉ theo trình độ của những người dự học mà không theo chuẩn chất lượng của trình độ văn bằng - đó là chuẩn chất lượng đầu ra đối với từng loại văn bằng, chứng chỉ. Để có nguồn nhân lực đẳng cấp cao, chúng ta phải kiểm soát gắt gao việc cấp văn bằng theo chuẩn đầu ra tương ứng với trình độ quốc tế.
Về việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ phải nhận rõ đây mới là “giấy chứng nhận trình độ học vấn”, còn năng lực của người có văn bằng, chứng chỉ đó là một việc có thể không tương ứng. Vì vậy, việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ chỉ nên là điều kiện cần để xem xét tuyển chọn và phân công trách nhiệm ban đầu mà thôi. Trong thực tiễn, sau thời gian thử việc, bao giờ cũng có sự tuyển dụng hay phân công trách nhiệm lại, phù hợp với năng lực thực chất.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận