03/02/2019 08:28 GMT+7

Vì sao Tết Nguyên đán và Tết Tây không thể trùng nhau?

TRỌNG NHÂN (Nguồn: Christian Science Monitor, How Stuff Works)
TRỌNG NHÂN (Nguồn: Christian Science Monitor, How Stuff Works)

TTO - Khoảng cách giữa Tết Tây và Tết Nguyên đán luôn dao động trên dưới một tháng. Vì sao hai Tết này không thể trùng nhau?

Vì sao Tết Nguyên đán và Tết Tây không thể trùng nhau? - Ảnh 1.

Ảnh: ALAMY

Chẳng hạn, ngày mùng 1 Tết Kỷ Hợi rơi vào ngày 5-2, tức là trễ hơn ngày đầu năm 2019 đến hơn 1 tháng. Thậm chí nếu vào những năm nhuần, khoảng cách giữa hai tết này có thể còn xa hơn.

Hệ thống lịch âm dương

Từ lâu mọi người vẫn quen miệng gọi lịch âm hay lịch dựa vào mặt trăng để chỉ lịch truyền thống của Việt Nam và một số nước Á Đông.

Thật ra lịch của chúng ta vẫn dựa vào mặt trời để xác định những thông tin quan trọng, do đó phải gọi là lịch âm dương.

Trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam, GS Trần Ngọc Thêm giải thích: đầu tiên, lịch âm dương sử dụng mặt trời để xác định các khí tiết, các mùa trong năm. Người xưa xác định 2 ngày - 2 tiết quan trọng nhất trong năm để làm mốc là đông chí (ngày lạnh nhất trong năm) và hạ chí (ngày nóng nhất trong năm).

Tiếp đó, người ta xác định thêm 2 ngày xuân phân và thu phân (ngày giữa mùa xuân và giữa thu). Đông chí, hạ chí, xuân phân, thu phân gọi chung là tứ thời.

Sau đó, người ta tính thêm 4 ngày khởi đầu một mùa: lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông, được 8 mốc thời gian gọi là bát tiết.

Dần dần người ta chia nhỏ các khoảng giữa ra được 24 tiết ứng với các mùa trong năm.

Trong khi đó, mặt trăng đóng vai trò xác định số ngày và các ngày trong tháng.

Ngày mà ban đêm ở Trái đất tối nhất gọi là sóc. Đây là ngày cơ bản nhất để tính lịch, khoảng cách giữa 2 sóc là một tháng dài 29,53 ngày.

Không thể để số lẻ, người ta đưa ra quy luật nếu khoảng cách giữa 2 sóc là 30 ngày thì tháng đó đủ, còn khoảng cách giữa 2 sóc là 29 ngày là tháng thiếu.

Bí mật nằm ở ngày đông chí

Vì sao Tết Nguyên đán và Tết Tây không thể trùng nhau? - Ảnh 2.

Người dân vui chơi Tết Nguyên đán - Ảnh: BÔNG MAI

Như đã nói, người phương Đông xác định đông chí trước nhất khi làm lịch nhờ vào mặt trời, do đó ngày này gần như tương đương ở 2 hệ thống lịch (đều rơi vào ngày 21 hoặc 22-12 dương lịch).

Tuy nhiên, do lịch dương đã chia ngày dựa vào chu kỳ chuyển động của Trái đất quanh mặt trời, nên dù đông chí là ngày giữa mùa đông nhưng rõ ràng chỉ còn hơn 1 tuần là đến tháng 1 năm sau.

Hiểu nôm na, lịch dương không bị "gò ép" bởi việc hết mùa đông mới được sang năm.

Trái lại, kể từ ngày đông chí, lịch âm dương của người phương Đông phải còn đến một tuần trăng rưỡi nữa mới hết mùa. 

Qua đông chí sẽ đến các tiết tiểu hàn, đại hàn rồi sau cùng mới đến lập xuân. Quãng thời gian chênh lệch này khiến Tết Nguyên đán thường rơi vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 Dương lịch.

Việc Tết đến sớm hay muộn tùy thuộc vào độ dài tuần trăng ở 2 tháng cuối cùng, đồng thời cũng bị ảnh hưởng bởi có tháng nhuận trong năm qua hay không.

Tuy nhiên, dẫu đến sớm hay muộn thì Tết Nguyên đán vẫn không thể nào trùng với Tết Dương lịch được.

Vì sao khi chiên ngập dầu, thức ăn lại nổi lên trên? Vì sao khi chiên ngập dầu, thức ăn lại nổi lên trên?

TTO - Nếu để ý, chắc hẳn bạn sẽ nhận thấy khi chiên ngập dầu nhiều loại thức ăn, chẳng hạn như các loại bánh, lúc đầu chúng sẽ chìm trong dầu rồi dần nổi lên trên bề mặt. Vì sao vậy?

TRỌNG NHÂN (Nguồn: Christian Science Monitor, How Stuff Works)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên