![]() |
Lao động VN làm việc ở Nhật Bản - Ảnh: Esuhai |
Riêng lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, mức phạt sẽ lên đến 200 triệu đồng nếu doanh nghiệp cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép hoạt động của doanh nghiệp mình.
Ngoài ra, doanh nghiệp dịch vụ sẽ bị phạt 5-10 triệu đồng khi vi phạm các hành vi: không công bố giấy phép hoạt động dịch vụ, không niêm yết công khai quyết định của doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ cho chi nhánh và bản sao giấy phép hoạt động, sử dụng người lãnh đạo điều hành không có trình độ từ đại học trở lên.
Phạt tiền 20-30 triệu đồng đối với doanh nghiệp dịch vụ sử dụng người lãnh đạo điều hành hoạt động không đủ ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, phạt 50-70 triệu đồng nếu doanh nghiệp không thực hiện phương án tổ chức bộ máy hoạt động theo quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cấp giấy phép hoạt động.
Về lĩnh vực lao động trong nước, phạt tiền 10-20 triệu đồng đối với người có các hành vi sử dụng lao động nữ làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa khi đang mang thai từ tháng thứ 7 hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày, không bảo đảm việc làm cũ khi lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản, sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ bị trục xuất nếu làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc sử dụng giấy phép lao động đã hết hạn. Cụ thể: phạt tiền người sử dụng lao động 30-40 triệu đồng khi sử dụng từ 1-10 người, 45-60 triệu đồng khi sử dụng 11-20 người, 60-75 triệu đồng khi sử dụng từ 21 người trở lên.
Lĩnh vực bảo hiểm xã hội, mức phạt tiền cao nhất là 75 triệu đồng nếu không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 10-10-2013.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận