Tôi có vay tiền một đơn vị tư nhân, và hiện tại họ giữ căn cước công dân của tôi. Tôi thanh toán xong hợp đồng vay nhưng họ không trả lại căn cước công dân cho tôi, vậy tôi làm sao để đòi lại được? Bạn đọc N.B.H. (*******nbl) gửi câu hỏi.
* Luật sư NGUYỄN PHONG PHÚ (Đoàn luật sư TP.HCM) tư vấn về việc đi vay tiền bị giữ căn cước công dân như sau:

Luật sư NGUYỄN PHONG PHÚ
- Theo quy định tại khoản 2 điều 7 Luật Căn cước năm 2023 quy định cấm:
"Giữ thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước trái quy định của pháp luật".
Đồng thời khoản 7 điều này tiếp tục cấm "Làm giả, sửa chữa, cố ý làm sai lệch nội dung thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước; chiếm đoạt, sử dụng trái phép thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước của người khác; thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước; sử dụng thẻ căn cước giả, căn cước điện tử giả, giấy chứng nhận căn cước giả".
Như vậy, việc giao dịch vay tiền có liên quan việc cầm cố, nhận cầm cố đối với thẻ căn cước/căn cước công dân là vi phạm điều cấm; vì vậy, giữ thẻ căn cước/căn cước công dân là trái quy định pháp luật và có thể bị xử phạt theo quy định tại khoản 4 điều 10 nghị định số 144/2021 với mức tiền phạt từ 4 - 6 triệu đồng.
Anh có thể trình báo với công an phường nơi thẻ căn cước bị giữ để giải quyết.
Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY
Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận