21/02/2018 15:43 GMT+7

Vất vả nhặt tiền lẻ du khách đặt vào ban thờ Phật chùa Bái Đính

NGỌC DIỆP - Ảnh: NAM TRẦN
NGỌC DIỆP - Ảnh: NAM TRẦN

TTO - Những chiếc âu đồng, những chậu gốm lớn, mõ, chuông... trong chùa Bái Đính đã vô tình trở thành nơi để người dân bỏ tiền lẻ công đức khi đi chùa đầu năm.

Vất vả nhặt tiền lẻ du khách đặt vào ban thờ Phật chùa Bái Đính - Ảnh 1.

Sáng nay, Chùa Bái Đính (Ninh Bình) chính thức khai hội

Người dân nhận thức chưa đúng về việc đi lễ chùa đầu năm. Đi chùa khấn Phật, dâng hoa quả thành tâm là được. Còn việc đặt tiền lên ban thờ Phật là hành vi thiếu văn hoá. Nhiều người cứ nghĩ rằng làm như thế một ngày đấng cao xanh sẽ phù hộ, độ trì cho họ. Nhưng hiểu như thế là sai, vì con người ai cũng phải làm mới có ăn, chứ không thể mong chờ may mắn như vậy.

Ông Nguyễn Văn Nhì, Phật tử chùa Phúc Cấu (Hải Phòng) tới Bái Đính cho biết

Do hôm nay là ngày làm việc đầu tiên sau kì nghỉ lễ Tết Nguyên đán nên lượng khách đến Bái Đính không đông bằng hôm qua. Theo lực lượng gìn giữ an ninh, trật tự tại chùa, vào ngày hôm qua du khách đến đông đến nỗi tắc đường lên chùa tới 13h chiều.

Thời tiết ở Ninh Bình hôm nay rất đẹp, vào sáng sớm có chút mưa xuân, tới trưa hửng nắng rất thuận tiện cho người đi lễ chùa. Vào buổi trưa, lượng khách thập phương đổ về chùa ngày càng đông.

Theo quan sát của chúng tôi chùa Bái Đính không chỉ hoàn thiện các hạng mục xây dựng mà còn chuẩn bị các hệ thống biển chỉ đường, các biển báo hướng dẫn, các biển nội quy cho du khách rất cụ thể. Nhưng chùa không có bảng hướng dẫn cách đóng góp tiền công đức cho du khách.

Du khách tới đây vẫn vô tư xoa tiền vào tượng Phật, cài tiền lên ban thờ Phật, bỏ tiền vào tay tượng, đút tiền vào mõ, chuông trong chùa.

Hầu hết những đồ dùng như chậu gốm, âu đồng, những chiếc bát trên tay các La Hán, thậm chí cả khe hở của chiếc mõ... bất đắc dĩ trở thành "hòm công đức" cho những người dân đi chùa bỏ tiền lẻ vào.

Lễ hội Chùa Bái Đính diễn ra từ ngày mồng 1 Tết, chính thức khai hội vào ngày mồng 6 Tết (hôm nay 21-2) và kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch.

Vất vả nhặt tiền lẻ du khách đặt vào ban thờ Phật chùa Bái Đính - Ảnh 3.

Sau phần hội, chùa đã thực hiện nghi thức rước kiệu, bài vị thờ Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn, Bà chúa Thượng Ngàn lên chùa cổ...

Vất vả nhặt tiền lẻ du khách đặt vào ban thờ Phật chùa Bái Đính - Ảnh 4.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam có mặt tại lễ khai hội và dâng hương tại chùa

Vất vả nhặt tiền lẻ du khách đặt vào ban thờ Phật chùa Bái Đính - Ảnh 5.

Rất đông người trẻ đến thăm quan chùa Bái Đính.

Vất vả nhặt tiền lẻ du khách đặt vào ban thờ Phật chùa Bái Đính - Ảnh 6.

Người dân thả tiền lẻ vào chuông đồng trước ban thờ Phật

Vất vả nhặt tiền lẻ du khách đặt vào ban thờ Phật chùa Bái Đính - Ảnh 7.

Tiền lẻ được cài vào các tay tượng La Hán. Các bức tượng này đều nhẵn bóng do bị sờ nhiều

Vất vả nhặt tiền lẻ du khách đặt vào ban thờ Phật chùa Bái Đính - Ảnh 8.

Chiếc bát trên tay tượng La Hán trở thành "hòm công đức" bất đắc dĩ

Vất vả nhặt tiền lẻ du khách đặt vào ban thờ Phật chùa Bái Đính - Ảnh 9.

Đồng tiền lẻ được nhét vào bàn tay một tượng La Hán

Vất vả nhặt tiền lẻ du khách đặt vào ban thờ Phật chùa Bái Đính - Ảnh 10.

Bất kể nơi nào cũng có thể cũng trở thành nơi để tiền lẻ

Vất vả nhặt tiền lẻ du khách đặt vào ban thờ Phật chùa Bái Đính - Ảnh 11.

Người dân xoa tiền vào chân tượng Phật Di Lặc. Rất nhiều người lầm tưởng đây là tượng Thần Tài

Vất vả nhặt tiền lẻ du khách đặt vào ban thờ Phật chùa Bái Đính - Ảnh 12.

Một nhân viên bảo vệ thu gom tiền lẻ dưới chân tượng Phật Di Lặc

Vất vả nhặt tiền lẻ du khách đặt vào ban thờ Phật chùa Bái Đính - Ảnh 13.

Chùa cắt cử một nhân viên chuyên nhặt tiền lẻ người dân bỏ trên ban thờ Phật bỏ vào hòm công đức

Vất vả nhặt tiền lẻ du khách đặt vào ban thờ Phật chùa Bái Đính - Ảnh 14.

Nội quy trước cửa chùa.

NGỌC DIỆP - Ảnh: NAM TRẦN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên