Thứ 2, ngày 12 tháng 4 năm 2021
Vàng, kim cương sau khi công đức phải được bán cho ngân hàng hoặc đấu giá
TTO - Đó là nội dung mà Bộ Tài chính đề xuất trong dự thảo thông tư hướng dẫn việc quản lý, thu chi tiền công đức, tài trợ cho di tích và lễ hội.
Vấn đề này lâu nay được xem là rất nhạy cảm, khi thực tế nhiều cơ sở tín ngưỡng chưa công khai tiền công đức.
Sau hơn 1 năm nghị định 110 về quản lý và tổ chức lễ hội có hiệu lực, đến nay Bộ Tài chính mới hoàn thiện dự thảo thông tư hướng dẫn quản lý thu, chi tiền công đức, dâng cúng cho lễ hội và di tích.
Những vấn đề được xem là khó và rất nhạy cảm, đã được Bộ Tài chính đưa ra lấy ý kiến góp ý vào chiều nay 25-3 trước khi chính thức áp dụng.
Theo dự thảo thông tư, đối với các khoản dâng cúng, công đức, tài trợ bằng tiền (gọi chung là công đức - PV), Bộ Tài chính đề nghị các tổ chức, cá nhân công đức trực tiếp hoặc chuyển khoản.
Cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội, quản lý di tích phải mở tài khoản tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận khoản công đức được chuyển khoản và phải ghi chép đầy đủ, chính xác toàn bộ số tiền được công đức.
Riêng với các khoản công đức bằng hiện vật như kim cương, đá quý, kim loại quý hoặc hiện vật có giá trị khác, đơn vị tổ chức lễ hội, quản lý di tích phải bán cho ngân hàng thương mại hoặc tổ chức bán đấu giá. Số tiền thu được được ghi nhận như đối với khoản công đức bằng tiền.
Ngoài ra, đơn vị tổ chức lễ hội, quản lý di tích có thể tiếp nhận tài trợ các hiện vật khác như công trình xây dựng cơ bản, thiết bị, máy móc; đất đai… hay các khoản phi vật chất như ngày công lao động đều phải ghi vào sổ công đức.
Còn về việc quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và hoạt động lễ hội, tại dự thảo thông tư, Bộ Tài chính cũng nêu rõ đơn vị tổ chức lễ hội xây dựng phương án thu chi tài chính theo nguyên tắc tiền công đức là tự nguyện, công khai, minh bạch khoản các công đức và không được tiếp nhận khoản công đức có mục tiêu…
Khi gửi hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội, đơn vị tổ chức lễ hội phải gửi kèm cả phương án thu chi tài chính đến các cơ quan quản lý nhà nước để được xem xét, chấp thuận theo quy định.
Việc sử dụng tiền, tài sản công đức cho công tác tổ chức lễ hội và hoạt động lễ hội gồm hoạt động của Ban tổ chức lễ hội; công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá lễ hội, di tích; trang trí khánh tiết, lắp đặt biển quảng bá và hướng dẫn khu vực lễ hội…
Còn về việc quản lý tiền, tài sản công đức cho di tích, cũng theo Bộ Tài chính, cơ quan, đơn vị quản lý di tích phải thành lập tổ tiếp nhận các khoản công đức. Hàng năm, các khoản công đức phải được tổ tiếp nhận công bố thông tin công khai theo yêu cầu của các cơ quan chức năng.
Tiền công đức được bồi dưỡng cho những người được trưng tập, phục vụ trực tiếp các hoạt động của di tích; công tác giữ gìn an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường tại di tích; chi phí hương hoa, lễ vật, phẩm vật, đèn nhang dâng cúng hàng ngày tại di tích…
-
TTO - Công ty T-S.Home trúng đấu giá mỏ cát hiện đang đóng trụ sở tại nhà thường xuyên đóng cửa, chỉ mở khi có người gọi. Ngành nghề đăng ký kinh doanh chính là 'giặt là, làm sạch các sản phẩm dệt và lông thú'...
-
TTO - Cơ quan điều tra Bộ Công an làm việc liên tục với Bệnh viện Tim Hà Nội trong những ngày qua để xác minh vụ việc liên quan các gói thầu mua sắm thiết bị y tế, đề án xã hội hóa tại các bệnh viện công lập.
-
TTO - Chính phủ Thái Lan vừa báo cáo thêm 985 ca COVID-19 mới trong sáng 12-4, cao hơn 967 ca của ngày trước đó và là một kỷ lục mới về số ca mắc mới hằng ngày kể từ khi đại dịch bùng phát ở nước này. Cùng ngày, Campuchia cũng ghi nhận thêm 277 ca.
-
TTO - 'TP.HCM phải dồn sức tập trung kiểm soát chặt người nhập cảnh trái phép. Khả năng dịch COVID-19 xâm nhập vào TP.HCM từ nước bạn là rất lớn', Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong lưu ý tại cuộc họp sáng 12-4.
-
TTO - Chiều 12-4, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có văn bản thông báo về việc tuyển sinh vào lớp 10 chuyên và lớp 10 không chuyên trong trường chuyên năm học 2021-2022.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận