24/03/2018 16:32 GMT+7

Vai trò của trái cây đối với bệnh tiểu đường

Nguồn: Viện Pasteur Nha Trang (Bộ Y tế)
Nguồn: Viện Pasteur Nha Trang (Bộ Y tế)

Hầu hết các loại trái cây đều có chứa đường, nên một vấn đề đặt ra là loại trái cây nào sẽ tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.

Vai trò của trái cây đối với bệnh tiểu đường - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: eatrightontario.ca

Trái cây ngoài việc giúp tránh cơn đói còn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết hàng ngày cho mọi người. Tuy nhiên, hầu hết các loại trái cây đều có chứa đường, nên một vấn đề đặt ra là loại trái cây nào sẽ tốt cho người mắc bệnh tiểu đường?

Mọi người có thể ăn trái cây theo nhiều cách - ăn trái cây tươi, cấp đông, đóng hộp, sấy khô và chế biến. Nhưng liệu cà chua và dưa chuột có phải là trái cây hay không? 

Nhiều loại thực phẩm khiến bạn ngạc nhiên khi chúng được xếp vào lớp trái cây. Chẳng hạn như cà chua, dưa chuột, bơ, đậu Hà Lan, ngô và các loại hạt đều được gọi là trái cây cả. 

Thật ra thì khoai tây và dưa chuột nên được xếp vào lớp rau xanh thì đúng hơn. Nhưng điều quan trọng là mỗi loại trái cây cung cấp cho cơ thể chúng ta bao nhiêu năng lượng và dinh dưỡng. 

Vậy điều quan trọng không phải nằm ở chỗ chúng ta biết sự khác nhau giữa trái cây và rau xanh mà là ở chỗ chúng ta biết rằng cả hai loại thực phẩm trên đều tốt cho sức khỏe.

Trái cây và vai trò kiểm soát bệnh tiểu đường 

Ăn đủ chất xơ giữ một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Chế độ ăn có chứa nhiều chất xơ hòa tan có thể làm chậm việc hấp thu đường và điều khiển mức đường trong máu. 

Nhiều loại trái cây có hàm lượng chất xơ cao, đặt biệt là ở phần vỏ và cùi.Vì vậy cần ăn nhiều trái cây vì chúng cung cấp chất xơ và nhiều nước. 

Chế độ ăn có đủ trái cây và rau xanh có thể giúp chúng ta giảm đi nguy cơ mắc các chứng bệnh như béo phì, đau tim, đột quỵ. Béo phì có liên quan đến bệnh tiểu đường tuýp 2. 

Trái cây chứa nhiều chất xơ và dinh dưỡng nên là một lựa chọn tốt cho bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, trái cây đã qua chế biến như sốt táo, nước ép trái cây đã bị loại bỏ hết chất xơ.

Trái cây dành cho người mắc bệnh tiểu đường

Hiệp hội tiểu đường Mỹ (ADA - American Diabetes Association) nói rằng miễn là không bị dị ứng, tất cả trái cây đều tốt để cho sức khỏe, điều quan trọng là phải xem xét việc chuẩn bị trái cây cho hợp lý. 

Trái cây tươi hoặc đông lạnh tốt hơn so với loại đã được chế biến. Ví dụ phổ biến của trái cây đã chế biến là nước sốt táo và trái cây đóng hộp. 

Trái cây khô và nước ép trái cây cũng được coi là loại đã được chế biến. Những người bị bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn trái cây đã chế biến vì chúng được hấp thụ nhanh và làm tăng lượng đường trong máu. Ngoài ra, sản phẩm trái cây đóng hộp thường làm mất một số dưỡng chất bao gồm vitamin và chất xơ.

Viện Quốc gia về bệnh tiểu đường, các bệnh đường tiêu hóa và thận Hoa Kỳ (NIDDK - National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases) khuyên những người bị bệnh tiểu đường nên tránh uống các loại nước ép trái cây hoặc trái cây đóng hộp có đường, vì chúng nhanh được hấp thụ và dẫn đến làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng. 

Trái cây trộn hay sinh tố cũng thường có hàm lượng đường cao, có thể gây tăng đường huyết.

Theo NIDDK thì tất cả trái cây đều tốt cho sức khỏe của người mắc bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường nên có chế độ ăn uống được cân nhắc kỹ để cung cấp đủ năng lượng và giúp duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý. 

Một số loại trái cây chứa nhiều đường, chẳng hạn như xoài, có thể đưa vào khẩu phần ăn của người mắc bệnh tiểu đường miễn là đừng ăn quá nhiều. Một số trái cây có vị ngọt, giúp chúng ta không cần đến kẹo ngọt và các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng thấp. 

Hầu hết các loại trái cây đều chứa nhiều dinh dưỡng, ít chất béo và natri. Ngoài ra trái cây còn chứa nhiều dinh dưỡng mà các thực phẩm khác không có. 

Chuối cung cấp nhiều kali và tryptophan, một loại axit amin quan trọng cho sức khỏe. Các loại trái cây có múi như cam, bưởi có chứa nhiều vitamin A và C là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ.

Chỉ số glycemic là gì?

Có một cách để chọn thực phẩm trái cây và các loại giàu carbonhydrate là kiểm tra chỉ số glycemic (GI). Bảng chỉ số GI là một bảng xếp hạng các loại thực phẩm trên thang điểm từ 1 đến 100, điểm số của thực phẩm sẽ chỉ ra tốc độ tăng đường huyết sau khi ăn chúng. 

Thực phẩm có chỉ số GI cao được hấp thụ vào máu nhanh hơn thực phẩm có chỉ số GI trung bình và thấp. 

Thực phẩm có chỉ số GI thấp giúp việc kiểm soát đường máu tốt nhất. Có thể nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng hầu hết các loại trái cây đều có chỉ số GI thấp. Rau quả có chất tinh bột như khoai tây và ngũ cốc được tiêu hóa nhanh và có chỉ số GI cao hơn so với loại rau quả khác.

Dưới đây là danh sách các loại trái cây được xếp hạng trong bảng GI, được công bố bởi Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ:

Trái cây có

chỉ số GI thấp

(GI thấp hơn 55)

Trái cây có chỉ số GI trung bình

(GI từ 56 đến 69)

Trái cây có chỉ số GI cao

(GI từ 70 trở lên)

- Táo

- Bơ

- Chuối

- Dâu

- Anh đào

- Bưởi

- Kiwi

- Xuân đào

- Cam

- Đào

- Lê

- Mận

- Dâu tây

- Dưa ngọt

- Sung

- Đu đủ

- Dứa

- Chà là

- Dưa hấu

- Bắp luộc

- Nho khô

Ăn bao nhiêu trái cây là đủ?

Nếu chia trái cây theo đơn vị khẩu phần, với mỗi đơn vị được ước lượng tương đối như sau: Một đơn vị là một quả trái cây có kích thước vừa phải, tương đương kích thước một quả bóng chày. Với các loại trái cây kích thước nhỏ hơn như quả mọng (berries) thì nửa tách (loại 240 ml) quả được tính là một đơn vị. 

Nửa tách trái cây đã qua chế biến như sốt táo cũng được tính là một đơn vị. Nửa tách nước ép trái cây hoặc nửa ly có trọng lượng khoảng 227gam được tính là một đơn vị. Trái cây sấy khô như nho khô và anh đào khô một đơn vị được tính là 2 muỗng canh. Hầu hết các hướng dẫn đều khuyên mỗi người lớn và trẻ em nên ăn năm đơn vị trái cây và rau xanh trong ngày.

Các hướng dẫn của Mỹ cũng khuyên mọi người nên ăn 50% thức ăn của mình là rau quả tương đương một đơn vị khẩu phần và 50% còn lại là đạm và ngũ cốc. Cũng giống như rau xanh, việc ăn nhiều loại trái cây khác nhau rất tốt cho cơ thể, cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết và giúp chúng ta thưởng thức nhiều hương vị khác nhau.

Nguồn: Viện Pasteur Nha Trang (Bộ Y tế)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên