02/09/2013 05:59 GMT+7

Trưởng thành từ bạn đọc

THÁI LỘC ghi
THÁI LỘC ghi

TT - 2-9 năm nay, 68 năm nước nhà độc lập, cũng là sinh nhật Tuổi Trẻ. Tuổi 38, Tuổi Trẻ trưởng thành được là nhờ sự vun đắp và đóng góp của bạn đọc khắp mọi miền. Những góp ý, phê bình thẳng thắn đã giúp Tuổi Trẻ ngày thêm chín chắn, tiếp tục “cúc cung tận tụy” phục vụ bạn đọc như nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường từng nhận xét.

Tuổi Trẻ chân thành gánh lãnh sứ mệnh

Z9XxhJnx.jpg
Trong xã hội có lắm dối trá hiện nay, tôi tìm thấy niềm tin ở một số rất ít tờ báo, trong đó có Tuổi Trẻ. Bao năm qua với rất nhiều khó khăn tác động có thể gây chùn bước cho báo chí nhưng Tuổi Trẻ vẫn giữ được như vậy, cũng đáng khâm phục.

Tôi cho rằng Tuổi Trẻ đã “lấn sân” một cách ngoạn mục một số phương tiện truyền thông khác. Sự “lấn sân” này rất tốt. Tuổi Trẻ không chỉ bằng lòng với chức năng thông tin, mà còn tự mình gánh lãnh vai trò truyền thông về mặt văn hóa cả trong và ngoài nước. Cho nên có những chuyện lẽ ra phải trông đợi ở những tạp chí chuyên ngành, tập san nghiên cứu, học thuật... vậy mà Tuổi Trẻ nhiều khi đưa ra một số bài bất ngờ, rất giúp ích cho người đọc. Ðây là điểm mà Tuổi Trẻ gặp gỡ những tờ tạp chí lớn quốc tế.

Báo chí hiện thời trở thành phương tiện truyền thông về văn hóa rất có hiệu lực. Ngày trước, các tác giả, nhà tư tưởng làm việc suốt năm này đến năm khác cho đến khi hoàn thành tác phẩm và in thành sách. Ngày nay đã khác, họ phải đăng tải dần ý tưởng, tư tưởng của mình theo từng kỳ, từng đợt trước khi ra sách. Ðó là xu hướng mới của báo chí thế giới mà Tuổi Trẻ có đạt được đôi phần. Mong rằng trong tương lai Tuổi Trẻ tiếp tục phát huy “điểm son” này.

Có công việc rất khó mà Tuổi Trẻ đã chân thành, tự nguyện gánh lãnh sứ mệnh trong nhiều năm qua. Ðó là học bổng “Tiếp sức đến trường” trong chương trình “Vì ngày mai phát triển” mà Tuổi Trẻ vừa đúc kết bằng khẩu hiệu “Tân sinh viên gặp khó khăn - hãy gọi cho Tuổi Trẻ”. Tôi cho đây là sự đóng góp đặc biệt tích cực của Tuổi Trẻ cho xã hội...

Tuổi Trẻ nay bước sang tuổi 39, coi như trưởng thành với một trình độ cao. Nhưng Tuổi Trẻ không nên bằng lòng, phải làm sao tranh đấu với chính mình để đạt mức cao hơn. Tuổi Trẻ không nên chỉ nhìn qua nhìn lại một số báo chí trong nước, mà nên nhắm tới một số chuẩn khu vực và quốc tế. <?xml:namespace prefix = "o" ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Cốt lõi là chất lượng

DQVYMsRz.jpg
Có thể nói “đặc sản” của Tuổi Trẻ chính là mảng công tác xã hội khi ngày càng nhiều những chương trình, học bổng giúp đỡ, hỗ trợ cho người nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn như chương trình “Vì ngày mai phát triển” với các học bổng “Ðồng hành cùng người bán báo”, “Tiếp sức đến trường”... Học bổng “Bạn tôi người vượt khó” đang thu hút sự quan tâm của nhiều người, tất cả đều rất ý nghĩa và thiết thực. Tôi rất hài lòng với công việc “trái tay” này của Tuổi Trẻ.

Về mặt báo chí, Tuổi Trẻ vẫn tiếp tục phát huy thế mạnh từ nguồn cộng tác của bạn đọc. Trong đó xuyên suốt là những cuộc thi dành cho bạn đọc viết về nhiều lĩnh vực khác nhau, mang đến những “món ăn lạ” có chất lượng khá cao. Từ những câu chuyện thiết thực, sống động về kinh tế, môi trường, thể thao... đến sâu lắng, cảm động như các cuộc thi viết “Người con hiếu thảo”, “Người phụ nữ trong tôi”, “Sống xanh”... Có thể nói những cuộc thi trên Tuổi Trẻ không chỉ là sân chơi thú vị cho bạn đọc mà còn mang đến một màu sắc rất riêng cho Tuổi Trẻ, tạo sự cộng hưởng, gần gũi hơn giữa tờ báo và bạn đọc, tạo ra nhiều tác phẩm đủ sức thu hút, tác động mạnh mẽ đến cuộc sống, xã hội, mang cả tính nhân văn sâu sắc. Hi vọng Tuổi Trẻ tiếp tục phát huy thế mạnh này.

Trước xu thế phát triển của báo mạng ngày nay, có lẽ Tuổi Trẻ cũng đang gặp khó khăn khi phải “chiến đấu” với chính mình: Ðầu tư, phát triển báo giấy hay báo mạng? Làm sao cân đối cả hai mặt phát triển tờ báo theo hướng hiện đại lẫn đảm bảo doanh thu, chi tiêu tài chính? Không phủ nhận tính tiện ích và nhanh nhạy của báo mạng, nhưng theo tôi báo giấy vẫn có vị trí, thế mạnh của nó. Thói quen xem báo giấy vẫn còn rất phổ biến (cũng có thể xem là một nét văn hóa của người Việt) và đâu phải ai cũng có thời gian lang thang với mạng. Thế thì cốt lõi vấn đề chính là ở chất lượng của tờ báo.

Tuổi Trẻ đã làm được điều đó. Tuy nhiên, nhu cầu và đòi hỏi của người đọc không bao giờ dừng lại, hay nói đúng hơn là ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn, cao hơn. Vì lẽ đó, việc cải tiến, không ngừng nâng cao chất lượng, sức sống, sức chiến đấu... chính là yếu tố tiên quyết cho sự sống còn của tờ báo.

Tôi tin Tuổi Trẻ sẽ bền vững vì Tuổi Trẻ luôn giữ đúng bản chất của mình. Nghiêm túc, chỉn chu, xem trọng tính giáo dục, nhân văn..., không chạy theo lối câu khách rẻ tiền, lệch lạc.

0hjyKufz.jpgPhóng to
Tướng Đồng Sĩ Nguyên năm nay bước sang tuổi 91 (phải) và phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Đỗ Văn Dũng - Ảnh: H.T.

Hà Nội một ngày giữa tháng 8-2013, nhân kỷ niệm 38 năm ngày phát hành số báo đầu tiên, hai đoàn đại diện báo Tuổi Trẻ đã đi thăm những bậc lão thành cách mạng có nhiều đóng góp to lớn cho đất nước nói chung, và thường xuyên có những góp ý xây dựng cho Tuổi Trẻ nói riêng.

Trong những chuyến thăm hỏi này, Tuổi Trẻ đã nhận được một món quà quý từ Tướng Đồng Sĩ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, một trong những người có vai trò quan trọng trong việc xây dựng đường Hồ Chí Minh. Đó là cuốn hồi ký của ông mang tên Trọn một con đường. Trên trang đầu, ông ghi tặng: “Thân tặng báo Tuổi Trẻ. Chúc tờ báo trẻ mãi với đất nước”.

aPmDGPi9.jpgPhóng to

Cần những bài báo có hồn

Trong dịp kỷ niệm 38 năm thành lập (2-9-1975 - 2-9-2013), Tuổi Trẻ đã tổ chức nhiều cuộc gặp mặt cộng tác viên chuyên gia từ Bắc chí Nam để lấy ý kiến góp ý cho Tuổi Trẻ.

Các chuyên gia đã ghi nhận sự cố gắng của Tuổi Trẻ những năm gần đây vẫn giữ được truyền thống và bản sắc của mình trong tình hình báo chí khó khăn. Những bài báo đậm tính nhân văn, những diễn đàn nóng bỏng, những phóng sự lay động lòng người... vẫn xuất hiện đều đặn. Nhà giáo Trần Hữu Tá kể: “Loạt 10 bài Tiếng khóc sau cánh cửa báo đăng đầu tháng 8, người thân của tôi ở Hà Nội đề nghị tôi cắt gửi ra cho họ để lưu lại. Hay diễn đàn về thi tốt nghiệp vừa qua cũng rất hay và đúng thời điểm”.

Tuy vậy, các chuyên gia đánh giá chất lượng một số bài viết chưa cao, ít bài báo có hồn. Trong khi để cạnh tranh với báo mạng, báo giấy phải có cái riêng mà những bài báo có hồn chính là lợi thế của báo giấy.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Ðiện thẳng thắn: “Có nhiều lúc Tuổi Trẻ mềm quá, nước đôi, không quyết đoán, thiếu tự tin, đặc biệt trong mục Thời sự & suy nghĩ. Khi đề xuất ý tưởng cho các nhà làm chính sách thì có vẻ năn nỉ chứ không phải đang làm chủ diễn đàn. Cũng chủ đề đó nhưng cách nói dứt khoát hơn thì tốt hơn”. Ðồng tình với PGS.TS Nguyễn Ngọc Ðiện, TS Nguyễn Minh Hòa góp ý thêm: “Tuổi Trẻ vẫn giữ đẳng cấp nhưng phong độ có phần giảm sút. Những vấn đề vĩ mô, thiết chế, cơ chế... báo còn ít đi vào”.

Ðánh giá kỹ hơn về chất lượng các bài báo, nhà văn Nguyễn Quang Thân nói: “Văn phong của các bài báo chưa hay, ngôn ngữ, cách đặt vấn đề... vẫn áo dài khăn đóng quá. Bài báo phải khác văn bản. Báo cần viết cho dân bình thường có thể đọc được”. Ông đề nghị bài lên báo cần có tính báo chí hơn, thoát ra khỏi văn bản.

Tuổi Trẻ nên đi sâu hơn vào vấn đề đạo đức. Một thứ đã mất thì không thể phục hồi đó là đạo đức” - TS Nguyễn Minh Hòa góp ý cho các nội dung sắp tới của Tuổi Trẻ. Bày tỏ lo âu về sự thay đổi của xã hội như TS Hòa, ông Nguyễn Quế Diệu đề nghị tập trung nhiều hơn cho các nội dung về giới trẻ, hướng về gia đình, mỗi tuần chỉ có một trang Tổ ấm để nói về chuyện này là hơi ít.

Ngoài việc nhắc lại mong muốn Tuổi Trẻ góp phần giữ gìn và phát triển tiếng Việt, các chuyên gia cũng đòi hỏi phóng viên trẻ cần nâng cao trình độ, cải thiện khả năng viết lách hơn. Các chuyên gia không đòi hỏi phóng viên phải am hiểu quá sâu nhưng phải biết vấn đề...

QUANG HIẾU

THÁI LỘC ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên