Phóng to |
Phát ngôn viên Bộ Hồng Lỗi tuyên bố quần đảo Điếu Ngư và các hòn đảo lân cận là một phần của lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại. Trung Quốc có chủ quyền không thể chối cãi tại đây. “Quyết tâm bảo vệ chủ quyền quần đảo của chúng tôi là không thể lung lay”, ông Hồng Lỗi khẳng định.
Một tàu tuần tra bảo vệ bờ biển của Nhật Bản xác nhận ông Hitoshi Nakama, một trong bốn thành viên hội đồng thành phố Ishigaki, và hai người Nhật Bản khác đã hạ cánh vào khoảng 9g30 hôm 3-1 (giờ địa phương). Thành viên thứ tư Tadashi Nakamine cũng hạ cánh 20 phút sau đó.
Đây không phải là lần đầu tiên ông Nakama đặt chân lên quần đảo Điếu Ngư. Kyodo News cho biết ông đã đi đến một trong các đảo nhỏ tại quần đảo tranh chấp vào tháng 12-2010.
"Mặc dù hạ cánh trên các hòn đảo chỉ là hành động cá nhân của một số thành viên hội đồng thành phố, Nhật Bản vẫn đã có những bước đi sai lầm về mặt ngoại giao trong năm 2012 - năm kỷ niệm 40 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Nhật Bản", Nhật Báo Trung Quốc dẫn lời ông Liu Jiangyong, một chuyên gia nghiên cứu Nhật Bản tại Đại học Thanh Hoa, cho biết.
Kyodo News cũng đưa tin các thành viên của Liên minh Quốc phòng Trung Quốc ở quần đảo Điếu Ngư, có trụ sở tại Hong Kong, đã lên kế hoạch đến quần đảo tranh chấp trên. Con tàu đánh cá chở nhóm người này khởi hành từ Hong Kong hôm 3-1, có treo cờ Trung Quốc. Tuy nhiên, chính quyền đặc khu Hong Kong đã cho ngừng các hoạt động này.
Những động thái trên đã làm tình hình giữa hai nước Nhật Bản và Trung Quốc ngày càng căng thẳng. Trước đó, Chính phủ Nhật Bản cho biết họ cấm công dân nước mình tự ý hạ cánh trên quần đảo Điếu Ngư để tránh xung đột với Trung Quốc.
Nhật - Trung lại căng thẳngBiển Hoa Đông lên bàn đối thoại Nhật - TrungNhật phản đối máy bay Trung Quốc áp sát vùng biển tranh chấpTừ Hoa Đông đến châu Á - Thái Bình Dương
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận