11/09/2019 10:08 GMT+7

Trung Quốc mạnh tay chấm dứt tình trạng hàng nhái, hàng giả vì... ông Trump?

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Theo Hãng tin Kyodo, do bị Tổng thống Trump liên tục thúc giục phải chấn chỉnh các hành vi kinh doanh bị cáo buộc là không công bằng, Bắc Kinh có thể phải mạnh tay hơn để tháo bỏ "thiên đường hàng nhái".

Trung Quốc mạnh tay chấm dứt tình trạng hàng nhái, hàng giả vì... ông Trump? - Ảnh 1.

Một người bán đồng hồ đeo tay ở khu phố mua sắm có biệt danh "Con đường tơ lụa" ở Bắc Kinh năm 2010 - Ảnh: KYODO

Hàng giả và hàng nhái như túi, giỏ, mắt kính… đã được bán tràn lan ở Trung Quốc từ lâu. Và đó là một trong các yếu tố quan trọng thu hút khách du lịch nước ngoài.

Tuy vậy, theo Hãng tin Kyodo, Bắc Kinh có thể phải mạnh tay hơn trong việc chấm dứt tình trạng hàng giả tràn lan trước Thế vận hội Mùa đông 2022, trước sức ép của Tổng thống Mỹ Donald Trump về "vấn đề sở hữu trí tuệ".

Quan sát tại một trong những khu mua sắm nổi tiếng nhất ở Bắc Kinh, khu "Con đường tơ lụa" với vô số cửa hàng, du khách liên tục được người bán hàng đon đả mời mua hàng nhái và hàng giả.

Các món hàng giả lại hay nhái thương hiệu nổi tiếng của Trung Quốc lại là mối quan tâm của nhiều du khách. Veronica - 16 tuổi và bạn bè của mình từ Mỹ đến Trung Quốc theo một chương trình đào tạo, thừa nhận: "Tôi không biết nhiều về Trung Quốc, tôi quan tâm ẩm thực. Tôi chọn đến Trung Quốc vì đồ giả ở đây vô cùng "chất", chẳng hạn như đồ giả của thương hiệu Supreme".

Một cái áo thun hay túi Supreme chính hãng có giá khoảng 100-300 USD. Do nhu cầu cao, nguồn hàng ít và chính sách không sản xuất lại, giá bán lại có thể lên đến cả ngàn USD. Trong khi đó, tại khu "Con đường tơ lụa" ở Bắc Kinh, người nước ngoài có thể trả giá 7 USD cho một chiếc áo thun Supreme nhái.

Hàng giả của những thương hiệu nổi tiếng như Supreme, Gucci, Ray-Ban nhan nhản ở Trung Quốc và là yếu tố hấp dẫn du khách.

Việc đồng nhân dân tệ mất giá gần đây khiến việc du lịch đến Trung Quốc dễ dàng hơn. Tháp tùng chồng trong một chuyến công tác, một phụ nữ đến Chicago, Mỹ cùng con nhỏ 4 tuổi của họ đã tranh thủ đặt may áo sơmi, săn kính mát "fake" vì giá ở Trung Quốc quá rẻ so với ở Mỹ. Cô gặp may vì tới đúng lúc đồng nhân dân tệ có giá thấp nhất sau 11 năm vào tháng trước.

Đến nay, Bắc Kinh đã tăng cường xử phạt đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu và áp dụng các hệ thống kiểm tra thông minh để ngăn chặn việc xuất khẩu hàng giả ra khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, thế khó của Trung Quốc là du khách nước ngoài xem Trung Quốc là thiên đường hàng nhái.

Nhưng càng chống hàng giả, hàng nhái, những du khách như Veronica sẽ càng thất vọng.

Theo báo cáo của Phòng Thương mại Mỹ, 72% hàng giả tại ba trong số các thị trường lớn nhất thế giới là Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Mỹ đã được xuất khẩu từ Trung Quốc. Bắc Kinh phủ nhận cáo buộc này.

​Chống hàng giả, hàng nhái: Nhìn từ góc độ sở hữu trí tuệ ​Chống hàng giả, hàng nhái: Nhìn từ góc độ sở hữu trí tuệ

Đây là nội dung buổi tọa đàm trực tuyến sẽ được Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức vào lúc 9g30 ngày 24-4-2015.

HỒNG VÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên