Ảnh: ENGADGET
Không rõ chính xác công nghệ nào đã được ứng dụng để tạo ra phát thanh viên ảo, nhưng có vẻ như Xinhua đã áp dụng các nghiên cứu học máy và AI mới nhất, sử dụng hình ảnh của một phát thanh viên có thực làm cơ sở, sau đó dùng kỹ xảo máy tính để đồ họa từ khẩu hình đến khuôn mặt.
Theo đó, Xinhua có thể lập trình phát thanh viên ảo đọc tin tức nhanh hơn nhiều so với áp dụng phương pháp CGI truyền thống, nhưng công nghệ này cũng có những điểm hạn chế.
Trong các video nói tiếng Anh, phát thanh viên ảo vẫn còn gượng gạo trong biểu cảm khuôn mặt, chuyển động môi và nét mặt căng cứng, giọng nói vô hồn tạo cảm giác rất "nhân tạo".
Xinhua cho biết đang thực hiện những cải tiến nhanh chóng và công chúng sẽ khó phân biệt được giữa phát thanh viên ảo và phát thanh viên thực trong tương lai.
Các phát thanh viên nổi tiếng ở Mỹ thường được trả lương rất cao, điển hình như Anderson Cooper của CNN với mức lương 100 triệu USD/năm, Diane Sawyer của ABC và Sean Hannity của Fox News kiếm được 80 triệu USD/năm mỗi người.
Ở Trung Quốc, nghề phát thanh viên được trả lương ít hơn nhưng cũng chiếm một khoản chi tương đối cao trong công tác sản xuất tin tức truyền hình.
Với công nghệ phát thanh viên ảo có khả năng làm việc xuyên suốt 24 giờ mỗi ngày trên nhiều nền tảng truyền thông khác nhau, Xinhua cho biết đây sẽ là một "bước đột phá trong công nghệ AI toàn cầu", cải thiện tính kịp thời và chất lượng của hàng loạt chương trình, đồng thời cắt giảm được nhiều chi phí.
Được biết, phát thanh viên ảo là sản phẩm của dự án kết hợp giữa Xinhua và công ty Sogou. Các phát thanh viên ảo hiện có sẵn trên các nền tảng di động và Internet của Xinhua như các ứng dụng chính thức của Xinhua bản tiếng Trung và tiếng Anh, tài khoản WeChat và các trang web xem truyền hình trực tuyến.
Trung Quốc công bố phát thanh viên ảo đầu tiên trên thế giới
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận