29/11/2018 17:46 GMT+7

Trung Quốc bùng phát dịch tả heo châu Phi, Việt Nam chuẩn bị diễn tập ứng phó

Nguyễn Trí
Nguyễn Trí

TTO - Trung Quốc đã có 20 tỉnh bị dịch tả heo châu Phi với 81 ổ dịch, ổ dịch mới tại TP Phổ Nhỉ cách biên giới với Việt Nam khoảng 150km. Hiện Việt Nam tổng lực phòng, diễn tập chống dịch quy mô lớn để bảo vệ đàn heo 37 triệu con.


Trung Quốc bùng phát dịch tả heo châu Phi, Việt Nam chuẩn bị diễn tập ứng phó - Ảnh 1.

Hội nghị Phòng chống dịch tả heo châu Phi ở phía Nam dưới sự chủ trì lãnh đạo của Bộ NN&PTNT. Ảnh: Nguyễn Trí.

Đó là thông tin được ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT chia sẻ tại Hội nghị phòng, chống Dịch tả lợn Châu Phi các tỉnh phía Nam diễn ra ngày 29-11.

Theo ông Tiến, hiện VN chưa phát hiện heo bị dịch tả châu Phi (DTCP). Tuy nhiên, sau khi phát hiện ổ dịch đầu tiên tháng 8-2018 đến nay tốc độ bùng phát dịch bệnh này tại Trung Quốc rất nhanh, gây áp lực lớn lên công tác phòng chống dịch bệnh của VN với qui mô đàn heo hiện đạt 37 triệu con.

"VN đang tập trung nhiều giải pháp đồng bộ từ kiểm soát vận chuyển, tuyên truyền công tác phòng chống. Trong đó, ngày 5-12 tới Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai để diễn tập kịch bản đối phó với tình huấn dịch tả châu Phi (DTCP) xảy ra tại VN với sự tham gia của hầu hết cơ quan liên quan, tỉnh thành chăn nuôi trọng điểm trên cả nước", ông Tiến khẳng định.

Theo TS Nguyễn Văn Long - Trưởng phòng Dịch tễ Thú y (Cục Thú y), giữa tháng 8 đến nay có khoảng 300 con và 16 tấn các sản phẩm thịt heo vận chuyển lậu từ Trung Quốc về VN. Tuy nhiên, qua xét nghiệm cho kết quả âm tính và đã tiêu hủy. Sau khi có chỉ đạo quyết của Thủ tướng, tình trạng này đã giảm mạnh.

Tuy nhiên, theo đại diện tổ chức FAO tại VN, dù chỉ tiếp xúc qua đường máu nhưng vi rút DTCP có thể tồn tại trong thịt 100 ngày, phân 11 ngày, chuồng nuôi 30 ngày, nhiễm trên tất cả loại heo và tỉ lệ tử vong cao. Đặc biệt, hiện vẫn không có vắc xin chữa trị nên phải tiêu hủy khi nhiễm bệnh, công tác phòng chống rất phức tạp.

Theo ông Long, dù phòng chống gắt gao nhưng DTCP tại Trung Quốc vẫn lây lan nhanh chủ yếu do người dân vội bán heo từ vùng dịch sang vùng khác, người đi từ vùng dịch ra không được tiêu độc khử trùng nên mang theo mầm bệnh phát tán. "Nếu dịch xuất hiện các địa phương tiêu hủy trong 24 giờ sau khi có kết quả xét nghiệm, thậm chí không xét nghiệm nếu tình hình phức tạp. Khoanh vùng dịch từ 3-10km không cho vận chuyển, vệ sinh tiêu độc khử trùng nghiêm ngặt", ông Long khẳng định.

Ông Trần Đức Quân – đại diện Chi cục thú y tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trường hợp dịch lây lan rộng trang trại qui mô lớn, địa phương vẫn bối rối công tác tiêu hủy, các chỉ đạo vẫn chưa rõ ràng vấn đề này. "Nếu trại có 20 dãy chuồng mà xảy ra 1 hoặc 2 dãy thì chỉ tiêu hủy các dãy xuất hiện bệnh hay toàn bộ", ông Quân giả định.

Trả lời vấn đề này, theo đại diện Cục thú y, do DTCP tốc độ lây lan chậm giữa các con trong chuồng vì chỉ truyền vi rút qua đường máu nên có thể xử lí từng trường hợp nhỏ. Tuy nhiên, tùy từng trước hợp và đặc thù mỗi địa phương. Điều cần thiết là khi dịch xảy ra dù là qui mô nhỏ nhất thì người nuôi không nên che giấu, phải thông báo cơ quan chức năng để xử lí và kiểm soát ngay phạm vi nhỏ. "Nếu dịch bệnh phát tán rộng rất khó xử lí và tốn kém chi phí", ông Long nói.

Trong khi đó, theo đại diên chi cục thú y tỉnh Đồng Tháp, lo ngại việc kiểm soát tốt heo nhập lậu phía Bắc nhưng khi heo Trung Quốc giá rẻ vì dịch bệnh có thể thương lái sẽ tìm cách vận chuyển heo và phụ phẩm heo từ Trung Quốc qua Thái, về Campuchia rồi xâm nhập vào phía Nam.

VN đủ năng lực xét nghiệm 10 nghìn mẫu

Theo Cục Thú ý, hiện đơn vị có 8 phòng xét nghiệm được quốc tế xác nhận đủ năng lực xét nghiệm DTCP với nguyên vật liệu có thể xét nghiệm 10 nghìn mẫu. Ngoài ra, đây cũng là phương pháp xét nghiệm tiên tiến hiện nay với kết quả có được khoảng 3 tiếng từ lúc nhận mẫu. Các dấu hiệu nhận biết giữa DTCP heo sốt rất cao trên 41 độ, ủ rủ, không ăn, xảy ra mọi lứa tuổi heo.

Nhật, Hàn phát hiện thịt heo chế biến còn vi rút DTCP

Theo thông tin tại hội nghị, Hàn Quốc, Nhật Bản đã phát hiện sản phẩm thịt heo qua chế biến như xúc xích, dăm bông có nguồn gốc từ TQ vẫn còn vi rút DTCP. Do vậy, thực phẩm được sản xuất từ thịt phải qua nấu chín mới tiêu diệt được vi rút này.

Nguyễn Trí
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: Dịch bệnh