Trung Đông, Bắc Phi như chảo lửaTrung Đông, Bắc Phi vẫn "nóng" vì biểu tình
Phóng to |
Thứ trưởng James Steinberg nhắc lại không rõ có mấy phần trách móc sếp Clinton: “Tháng rồi tại Doha, Ngoại trưởng Clinton đã thách thức các nhà lãnh đạo Trung Đông hãy để cho dân chúng có tiếng nói lớn hơn nữa... Trong mấy tuần qua, luồng vận động này đã làm nổi lên những vụ xuống đường khắp khu vực cùng những thay đổi ở Tunisia, Jordan và Yemen. Và tất nhiên đã khởi động các diễn biến nghiêm trọng ở Ai Cập”.
Thú nhận trên của Thứ trưởng Steinberg chẳng khác gì “bật đèn xanh” cho dân chúng Ai Cập xuống đường đông hơn nữa, cho ông Mubarak biết rằng đã hết hi vọng “câu giờ”, đành phải ra đi ngày hôm sau. Có điều khác với những vụ chủ động “bật đèn xanh” khác, bắt đầu là vụ lật đổ ông Lý Thừa Vãn ở Seoul tháng 3-1960, ông Ngô Đình Diệm ba năm sau đó ở Sài Gòn, ông Sukarno năm 1967 ở Jakarta, ông Saddam năm 2003 ở Baghdad..., lần này là bị động “bật đèn xanh”!
“Những kẻ đang ôm ghì giữ chắc tình trạng không thay đổi này bất quá có thể giữ yên trong chốc lát, chứ làm sao giữ yên mãi được. Nay là thời khắc sinh tử” (1). Bài diễn văn ở Doha của bà Clinton đã dẫn đến những trượt dài buộc tiểu ban đối ngoại Hạ viện Mỹ họp với Bộ Ngoại giao trong suốt hai ngày 9 và 10-2 tại trụ sở Hạ viện Mỹ. Cuộc họp “liên tịch” này đã ấn định một Ai Cập hậu Mubarak và một Trung Đông hậu Mubarak như thế nào?
Mỹ sẽ “làm việc” với cả dân chúng
“Mỹ cần gửi đi một thông điệp rõ rệt hậu thuẫn dân chúng Ai Cập... Rằng Mỹ không chỉ quan hệ với một người mà với toàn thể dân chúng Ai Cập!” |
Bà Ros-Lehtien “rầy la” hành pháp: “Không có bằng cớ nào cho thấy đã có một sự động não nghiêm chỉnh lập sẵn một kế hoạch dự phòng cho trường hợp chính quyền Mubarak gặp bất ổn hay sụp đổ. Hội đồng an ninh quốc gia cũng không hề có những kế hoạch như thế! Hành pháp bị động phải thay đổi sách lược “mỗi 12 giờ một”! Đầu tiên là: “Hãy thương thuyết với phe đối lập!”. Sau đó, khi các diễn biến đã quá đà thì biến thành: “Chuyển tiếp trong trật tự”. Rồi thì: “Này ông Mubarak, ông và con trai ông không thể... ra tranh cử”. Còn bây giờ thì: “Diễn biến đã bắt đầu!”.
Hậu quả, theo lời Thứ trưởng Steinberg, “các thay đổi nhất định phải xảy ra. Chúng ta cần ghi nhớ rằng các giai đoạn chuyển tiếp này có thể dẫn đến sự tan tác cùng những hình thái bất bao dung mới hoặc trượt dài trong sự chuyên quyền. Chúng tôi đang làm việc ở bất cứ nơi nào có thể nhằm đảm bảo cho các chuyển tiếp chính trị này được bàn bạc trọn vẹn và công khai. Chúng tôi hi vọng tất cả những ai tham gia quá trình đó đều sẽ thực thi một số cam kết cơ bản, do lẽ như Tổng thống Obama từng nói trong diễn văn ở Cairo rằng chỉ bầu cử mà thôi thì không đủ tạo thành dân chủ thật sự đâu”.
Qua phát biểu của Thứ trưởng ngoại giao Steinberg, có thể thấy chưa bao giờ Chính phủ Mỹ lại sợ những bất ngờ của những “diễn biến dân chủ” như đã thấy ở Tunis, Cairo. Song muốn hay không, tình hình ngoài đường phố Cairo cũng đã ngoài tầm tay Chính phủ Mỹ rồi. Thứ trưởng Steinberg chỉ biết giới thiệu chính sách mới của Bộ Ngoại giao Mỹ như sau: “Mỹ nhất thiết phải “làm việc” với cả dân chúng lẫn các chính phủ nhằm dân chủ hóa và mở ngỏ các hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội”. Ngoại trưởng vừa phát biểu tại Munich rằng “đây không chỉ là một vấn đề lý tưởng, mà là một nhu cầu chiến lược”.
Cho đến nay, các chính phủ Mỹ liên tiếp vẫn hô hào dân chủ. Nay đứng trước một “diễn biến dân chủ”, Thứ trưởng Steinberg lại không giấu giếm nỗi sợ hãi không chỉ của riêng ông: “Chúng tôi sẽ cảnh giác chống lại những âm mưu sang đoạt các thôi thúc cải cách chính đáng trong nước, để rồi tiến đến chủ nghĩa cực đoan. Chúng tôi chống lại việc sử dụng vũ lực như là một công cụ áp bức chính trị”.
Cảnh giác huynh đệ Hồi giáo
Không hài lòng trước những trấn an chung chung trên, bà Ros-Lehtien nêu ra ngay nỗi ám ảnh bậc nhất của Mỹ trong lúc này: “Không có chuyện dính dáng đến phong trào Huynh đệ Hồi giáo đâu nhé!”. Rồi bà hạch hỏi: “Từ Libăng cho đến Ai Cập, lập trường của hành pháp về Huynh đệ Hồi giáo như thế nào? Sách lược của Mỹ đối với Ai Cập cũng như cho việc hỗ trợ quá trình chuyển tiếp bao gồm các chi tiết dự phòng chuyên biệt ra sao?”.
Là một tổ chức chính trị - tôn giáo thành lập từ năm 1928, Huynh đệ Hồi giáo có chân rết ở Ai Cập và nhiều nước Ả Rập khác cho đến nay vẫn hoạt động bất hợp pháp ở Ai Cập. Trước nguy cơ chính trường Ai Cập nay để trống, dễ bị tổ chức này thôn tính, bà Ros-Lehtien “quở” Bộ Ngoại giao: “Nếu như mục tiêu chính của Mỹ là ngăn ngừa Huynh đệ Hồi giáo chiếm chính quyền, ấy vậy mà nay họ lại có được cơ sở như thế! Tại sao Mỹ đã không cắt đi số viện trợ kinh tế cho chính quyền Mubarak để tập trung cho việc các tiếng nói dân chủ có trách nhiệm và ôn hòa được lớn mạnh? Hàng tỉ USD viện trợ phi an ninh đã được chính quyền Mubarak sử dụng như thế nào cho các cải cách kinh tế và dân chủ? Đổi lại, chúng ta được gì?”.
Ba mươi năm qua, bao chính phủ Mỹ vẫn để yên cho ông Mubarak “độc diễn”, nay chủ tịch tiểu ban đối ngoại Hạ viện mới trách chính quyền Obama sao không sớm “buông” ông Mubarak để đầu tư cho các lực lượng đối lập “khả tín” nhằm đối trọng với Huynh đệ Hồi giáo! E rằng đã quá muộn để không nghĩ đến một ngày, chỉ sơ sẩy thêm một chút Ai Cập sẽ “đổi màu” và lợi ích của Mỹ cùng Israel sẽ đổ xuống sông (Nile), xuống biển (biển Đỏ).
Hòa bình với Israel
Ý thức nguy cơ đó, Thứ trưởng Steinberg nêu rõ các yêu cầu đặt ra cho mọi chính phủ sắp tới ở Cairo: “Chính phủ Mỹ lưỡng đảng... tìm kiếm một sự cộng tác cho những ưu tiên như chống khủng bố, chương trình hạt nhân của Iran và tiến trình hòa bình”. Song trên tất cả là điều kiện sau: “Trong khu vực đang đổi thay này vẫn có một bất biến là sự ủng hộ không ngớt của chúng tôi đối với nền an ninh của Israel, an ninh dài hạn. Hòa bình giữa Ai Cập với Israel, quan hệ lâu đời với nước Mỹ chúng ta là những thách thức to lớn. Thông điệp then chốt mà chúng tôi đang gửi đến tất cả những ai tham gia tương lai chính trị Ai Cập là nhu cầu cơ bản sau: Ai Cập phải tôn trọng hiệp ước hòa bình với Israel”.
Chưa bao giờ một chính phủ Mỹ bị bất ngờ trước những diễn biến từ đường phố như thế. Sự cố Ai Cập đã thức tỉnh người Mỹ - qua lời bà Ros-Lehtien - rằng: “Cách đối phó với các diễn biến ở Libăng và Ai Cập tác động nghiêm trọng nơi Jordan, đồng minh sinh tử Israel của chúng ta, cùng các nỗ lực chống Al Qaeda tại Yemen và hơn thế nữa” (2).
__________
(1) Clinton’ s Remarks at Forum for the Future, January 13, 2011(2) “Recent Developments in Egypt and Lebanon: Implications for U.S. Policy and Allies in the Broader Middle East”, Committee on Foreign Affairs, State Gov.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận