Trung Đông, Bắc Phi như chảo lửa
Phóng to |
Biểu tình đã diễn ra tại ít nhất năm thành phố tại miền đông Libya và xảy ra đụng độ. Nhiều vụ thiệt mạng xảy ra phần lớn tại thành phố lớn thứ hai của nước này là Benghazi.
Phóng to |
Người biểu tình đòi ông Moammar Gadhafi đã lãnh đạo Lybia suốt 42 năm qua phải từ chức. Công ty bảo mật Arbor Networks của Mỹ cũng cho biết Internet tại Lybia đã bị cắt từ sáng sớm nay 19-2. Xinhua còn cho biết hơn 1.000 tù nhân đã trốn thoát khỏi nhà tù tại thành phố Benghazi trong bạo loạn.
* Tại thủ đô Manama của Bahrain, quốc vương Hamad Al-Khalifa đã kêu gọi đối thoại cấp quốc gia với các nhóm đối lập nhằm chấm dứt bất ổn tại nước này.
Lệnh cấm diễu hành chống chính phủ tại quảng trường Ngọc Trai đã có hiệu lực vào ngày thứ 5. Quân đội cũng cảnh báo người dân không nên đến khu vực thủ đô. Trước đó, cảnh sát đã bắn chỉ thiên và dùng lựu đạn cay để giải tán dòng người biểu tình. Hôm nay, Xinhua cho biết hàng ngàn người Hồi giáo dòng Shiite đã tụ tập tại hai địa điểm ở ngoại ô Manama để viếng mộ của hai người biểu tình đã thiệt mạng trong đụng độ với quân đội.
* Ở Yemen, bạo loạn dẫn đến thiệt mạng đã kéo dài đến ngày thứ tám, xảy ra chủ yếu giữa hai phe chống và ủng hộ chính phủ tại những thành phố lớn như Taiz, Aden và Sanaa. Xinhua cho biết ba người biểu tình đã thiệt mạng và 76 người bị thương trong các vụ chạm trán nảy lửa. Tại Taiz, khoảng 8.000 người có vũ trang bằng dao găm và dùi cui thuộc nhóm ủng hộ chính phủ đã tấn công vào 10.000 người biểu tình. Quân đội Yenmen đã triển khai hơn 5.000 lính để dừng các cuộc xung đột tại Taiz.
Đêm qua, 7.000 người đã xông vào và phóng hỏa đốt hai tòa nhà chính quyền địa phương. Tại Sanaa, hơn 2.000 cảnh sát cố gắng ngăn chặn đụng độ giữa hai phe trên đường phố. Ít nhất 12 người bị thương.
* Tại quốc gia Djibouti nhỏ bé ở Bắc Phi, CNN cho biết một cuộc biểu tình với quy mô lớn chưa từng có - đến hàng ngàn người - đã diễn ra. Cuộc biểu tình diễn ra trong hòa bình. Tuy nhiên, cảnh sát đã bắn đạn hơi cay để giải tán đám đông.
Người biểu tình đòi tổng thống Ismail Omar Guelleh - đã cai trị đất nước kể từ khi giành được độc lập từ Pháp vào năm 1977 - phải từ chức sớm trước cuộc bầu cử vào tháng 44. Ông Guelleh đã sửa đổi hiến pháp vào năm ngoái để có thể tranh cử tiếp nhiệm kỳ tổng thống thứ ba. Với các nước phương tây và Mỹ, Djibouti có vị trí quan trọng vì nơi đây đặt căn cứ của hải quân Mỹ và Pháp trong các cuộc chiến chống cướp biển Somali và kiểm soát khu vực lân cận Somali.
Tin bài liên quan:
Hội chứng “hoa lài”Nga cảnh báo phương Tây không cổ vũ nổi dậy ở Trung ĐôngBiểu tình lan rộng ở Trung ĐôngBiểu tình rầm rộ ở Ý, Yemen và AlgeriaAi Cập thời hậu Mubarak
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận