16/02/2011 12:30 GMT+7

Nga cảnh báo phương Tây không cổ vũ nổi dậy ở Trung Đông

HẢI MINH
HẢI MINH

TTO - Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Anh William Hague hôm 15-2 đã gặp nhau tại London trong một biểu hiện thân thiện trở lại giữa Anh và Nga sau nhiều năm căng thẳng.

Hai bên đã lên tiếng cảnh báo việc phương Tây khuyến khích làn sóng nổi dậy ở Trung Đông tiếp sau các cuộc biểu tình mới gây chấn động thế giới A-rập.

Phóng viên truyền hình Mỹ bị xâm hại tình dục ở Ai Cập

dyXpCfhk.jpgPhóng to

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov - Ảnh: AFP

Matxcơva kêu gọi kềm chế, trong khi Anh và Mỹ yêu cầu các chính quyền nhượng bộ những yêu cầu của người biểu tình. “Tôi cho rằng chúng ta phải khuyến khích tất cả các bên thỏa thuận với nhau. Tôi cho rằng sẽ là phản tác dụng nếu tìm cách áp đặt dân chủ theo một mô hình có sẵn. Chúng tôi từng có cách mạng ở Nga và không cho rằng phải có cách mạng nữa” - ông Lavrov nói.

Những tuyên bố trên được Ngoại trưởng Lavrov đưa ra trong bối cảnh diễn ra các cuộc biểu tình lật đổ chính phủ ở Ai Cập và Tunisia, đồng thời làn sóng biểu tình cũng đã lan sang các nước khác trong khu vực.

Hôm nay, hàng nghìn người Bahrain đã biểu tình ở thủ đô Manama đòi thay đổi chế độ sau khi hai người biểu tình thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với cảnh sát. Giống như ở Ai Cập, ở Bahrain những người biểu tình cũng được tập hợp qua Twitter và Facebook.

AFP cho biết phản ứng chính thức đầu tiên của Mỹ, hiện đang sử dụng Bahrain làm căn cứ cho hải đội năm ở khu vực vùng Vịnh, là bày tỏ quan ngại và hối thục các bên liên quan kềm chế. Lần gần nhất Bahrain, nơi gia đình hoàng gia theo Hồi giáo Sunni trong khi phần đông dân chúng thuộc dòng Shiite, xảy ra bạo loạn gây chết người là vào những năm 1990.

Một số người thậm chí đã dựng lều và khẳng định họ sẽ bám trụ đến khi nào các yêu cầu được đáp ứng, bao gồm “một hiến pháp mang tính khế ước và quá trình chuyển giao quyền lực trong hòa bình”, theo lời nghị sĩ Mohammed Mezaal, thuộc phong trào đối lập Shiite Hiệp hội thỏa ước Hồi giáo quốc gia. Tổ chức chính trị này đã rút toàn bộ 18 nghị viên của họ ra khỏi quốc hội gồm 40 ghế.

Quyết định được đưa ra bởi “tình trạng mất an ninh nghiêm trọng và cách cư xử bạo lực với những người biểu tình, giết chết hai người” - AFP dẫn lời Khalil al-Marzooq, một thành viên đối lập khác. Ngày 15-2, Fadel Salman Matrouk bị bắn chết trước một bệnh viện nơi những người biểu tình tập hợp tổ chức đám tang cho Ali Msheymah, chết vì bị thương quá nặng khi cảnh sát tìm cách giải tán đám đông ở một ngôi làng phía đông Manama ngày 14-2.

PnkzfR4i.jpgPhóng to
Người biểu tình Yemen ở thủ đô Saana - Ảnh: AFP

Tại Yemen, hàng nghìn người đã tuần hành ngày thứ năm liên tiếp hôm 15-2 yêu cầu tổng thống từ chức, ít nhất ba người đã bị thương trong những cuộc đụng độ với cảnh sát và phe ủng hộ chính phủ. Cảnh sát đã cố gắng giải tán đám đông bằng hơi cay, gậy và súng hơi, nhưng khoảng 3.000 người tiếp tục cuộc tuần hành từ Đại học Sanaa và trung tâm thành phố Sanaa, hô vang khẩu hiệu đả đảo Tổng thống Ali Abdullah Saleh, người đã tại vị hơn 30 năm và cam kết sẽ không tranh cử khi nhiệm kỳ hiện giờ của ông kết thúc năm 2013.

“Chúng tôi sẽ không lùi bước dù cho những kẻ cướp trong chính quyền có làm gì đi nữa. Chúng tôi đại diện cho người dân và quyền hạ bệ chế độ này”, Tawakul Karman, thành viên phong trào Hồi giáo đối lập Đảng Islah, nói với AP. Tại tỉnh Taiz miền nam Yemen, khoảng 5.000 người cũng đã tuần hành ngày thứ hai liên tiếp. Cảnh sát bắt giữ 120 người hôm 14-2, nhưng sau đó đã thả 75 người.

Tại Jordan, Bộ trưởng Nội vụ nước này đã phải nhượng bộ người biểu tình sau khi tuyên bố các cuộc tuần hành phản đối không cần phải xin phép chính phủ nữa.

Trong năm tuần lễ qua, các nhóm Hồi giáo đối lập, đồng minh cánh tả của họ và những nhà hoạt động tự do cánh hữu đã yêu cầu chính quyền phải hủy bỏ lệnh cấm tự do diễn thuyết và tụ tập.

Bộ Nội vụ nói người biểu tình vẫn phải thông báo với chính quyền trước khi tập hợp hai ngày để “đảm bảo an ninh công cộng” và đảm bảo họ tuân thủ pháp luật, nhưng chính quyền sẽ không can thiệp vào những vấn đề như thế nữa.

Cùng lúc, khoảng 3.000 thủ lĩnh các bộ lạc và nhân vật có tên tuổi, bao gồm các nghị sĩ, các quan chức chính phủ về hưu và học giả, đã gửi một bức thư cho nhà vua Jordan Abdullah II ca ngợi những cải cách của ông tính tới thời điểm này.

Tin bài liên quan:

Biểu tình lan rộng ở Trung ĐôngAi Cập tiến hành sửa đổi hiến phápChế độ Mubarak sụp đổ vì tham nhũng và bất công xã hộiAi Cập thời hậu MubarakCách mạng thời Internet nhìn từ Ai CậpQuân đội Ai Cập giải tán Quốc hội

HẢI MINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên