Mặt khác, cần bám sát việc thực hiện chủ trương sắp xếp, sáp nhập các đầu mối cơ quan, đơn vị để kéo giảm các chi phí khánh tiết, hành chính, điện, nước…
Bộ Tài chính xem xét đề xuất cắt giảm những khoản không phù hợp nhằm tạo thêm nguồn cải cách tiền lương.
Đối với cơ chế khoán chi để tạo nguồn cho người lao động có thu nhập tăng thêm như hiện nay, Bộ Tài chính nghiên cứu việc "siết" lại định mức dự toán ngân sách.
Bộ Tài chính cho biết trong giai đoạn 2010-2016, mức lương cơ sở điều chỉnh tăng 1,78 lần nhưng tổng quỹ lương và trợ cấp chi từ ngân sách tăng 2,185 lần.
Trong đó, tiền lương khu vực sự nghiệp công chiếm tỉ lệ lớn nhất từ 42-43%, khu vực hành chính từ Trung ương xuống huyện chiếm 7-8%; cán bộ, công chức không chuyên trách cấp xã chiếm 15%; người hưu trí được ngân sách bảo đảm khoảng 10% và còn lại 7% là cấp ưu đãi người có công.
Quy mô biên chế đối tượng hưởng lương từ ngân sách cũng tăng nhanh, đặc biệt là đối tượng thuộc địa phương quản lý. Trong khi đó, nguồn bảo đảm trong những năm qua chủ yếu là ở ngân sách trung ương.
Chính sách tiền lương vẫn đang gây áp lực rất lớn lên ngân sách Trung ương nhất là những năm tới, ngân sách trung ương phải tăng dần tỉ trọng chi đầu tư phát triển và chi trả nợ...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận