16/10/2018 09:10 GMT+7

TP.HCM, Hà Nội đối mặt gánh nặng kép suy dinh dưỡng và béo phì

L.ANH
L.ANH

TTO - Tỉ lệ học sinh THCS thấp còi của Hà Nội, TP.HCM ở mức 3,3%, trong khi nhóm thừa cân và béo phì ở mức đáng báo động: hai TP có 28,3% học sinh thừa cân, 12,8% đã ở mức béo phì.

Tỉ lệ này đặc biệt cao ở TP.HCM với 26,6% thừa cân và 18,2% đã là béo phì.

Ở nhóm học sinh THPT, tỉ lệ các em thuộc loại thấp còi là 8,9%, tỉ lệ thừa cân chung của học sinh hai thành phố là 15,6% và xấp xỉ 5% là béo phì.

Theo thông tin từ cuộc khảo sát mức độ hoạt động thể lực của học sinh tiểu học và THCS của hai TP, do Viện Dinh dưỡng quốc gia vừa công bố, thì TP.HCM và Hà Nội có đến 39% các em học tiểu học được xếp vào nhóm ít hoạt động.

Lứa tuổi THCS hoạt động còn ít hơn: gần 46% các em ít hoạt động.

Ở nhóm học sinh THPT và người trưởng thành, tỉ lệ hoạt động thể lực mức độ nhẹ chiếm rất cao trên 52% ở nhóm người trưởng thành và trên 54% ở nhóm học sinh THPT.

Việc thiếu các hoạt động thể lực là một phần căn nguyên dẫn đến chứng bệnh thừa cân béo phì.

Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng cho biết thiếu hoạt động thể lực ở nam giới (cùng với việc thiếu vi chất) còn liên quan đến tình trạng rụng tóc và sinh lý yếu ở nam giới.

​Trẻ bụ bẫm vẫn có thể bị suy dinh dưỡng ​Trẻ bụ bẫm vẫn có thể bị suy dinh dưỡng

Nhắc đến trẻ suy dinh dưỡng là chúng ta nghĩ ngay đến hình ảnh trẻ với thân hình gầy gò, thiếu ăn. Nhưng thật sự, suy dinh dưỡng trẻ em tồn tại ở hai thể là suy dinh dưỡng thể thấp còi và suy dinh dưỡng thể thừa cân, béo phì.

L.ANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên