Thứ 5, ngày 25 tháng 2 năm 2021
TP.HCM cải tạo 1.475 trạm BTS để chỉnh trang đô thị
TTO - Ông Lê Quốc Cường, phó giám đốc Sở TTTT TP.HCM, khẳng định việc cải tạo, chuyển đổi các trạm BTS (cột ăngten thu phát sóng thông tin di động) sẽ đảm bảo an toàn cho người dân và mạng lưới viễn thông, góp phần chỉnh trang đô thị.
![]() |
Ông Lê Quốc Cường - Ảnh: TỰ TRUNG |
Trả lời Tuổi Trẻ, ông Lê Quốc Cường, phó giám đốc Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM, khẳng định việc cải tạo, chuyển đổi các trạm BTS (cột ăngten thu phát sóng thông tin di động) mà TP sẽ thực hiện tới đây (Tuổi Trẻ ngày 4-1) sẽ đảm bảo an toàn cho cả người dân và mạng lưới viễn thông, góp phần chỉnh trang đô thị.
Ông Cường cho biết:
- Trong một thời gian dài trước đây, việc phát triển hạ tầng viễn thông thụ động, nhất là các trạm thu phát sóng, chủ yếu do doanh nghiệp tự làm. Việc này cũng do đặc thù trước đây chưa có sở quản lý, rồi quy định của pháp luật cũng chưa được đầy đủ.
Phát triển nóng nhưng không đi kèm với quy hoạch đô thị dẫn đến tình trạng các trụ ăngten thu phát sóng thông tin di động không đảm bảo mỹ quan, không an toàn cho cả người dân và mạng lưới viễn thông. Thực tế cho thấy có ngôi nhà cao chừng 10m nhưng bên trên đặt một trụ ăngten cao tới hơn 20m.
Việc xây các trạm BTS về nguyên tắc phải xin phép, nhưng do không kiểm tra, giám sát được thường xuyên nên có những trường hợp xây sai phép, không phép. Việc cải tạo, chuyển đổi các trạm BTS sẽ giải quyết các vấn đề nói trên.
* Việc cải tạo, chuyển đổi các trạm BTS có ảnh hưởng gì đến người dùng dịch vụ và doanh nghiệp viễn thông không, thưa ông?
- Việc cải tạo, chuyển đổi các trạm BTS sẽ do doanh nghiệp thực hiện. Các doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm thi công và đảm bảo chất lượng dịch vụ khi triển khai loại trạm mới. TP cũng khuyến khích việc tích hợp và dùng chung hạ tầng trạm BTS giữa các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp thấy lợi ích từ việc dùng chung hạ tầng trạm BTS (tiết kiệm chi phí xây dựng vì thuê lại sẽ rẻ hơn, không phải xin phép xây dựng…) sẽ chủ động làm. Cũng giống như trước đây việc ngầm hóa cáp viễn thông, các doanh nghiệp thấy được lợi ích từ việc này nên đã dùng chung rất nhiều.
Việc chuyển đổi các trạm BTS cũng không cứng nhắc, giống như bài toán về cáp viễn thông, ở khu vực trung tâm thì phải làm ngầm, nhưng ở khu vực ngoại ô chưa nhất thiết phải làm ngầm. Với các trạm BTS thì ở nội ô phải có độ cao thấp hơn, quy định chặt chẽ hơn, còn ở ngoại ô các trạm này có thể cao hơn.
* Nếu các doanh nghiệp không thực hiện thì chế tài như thế nào, thưa ông?
- Việc cải tạo, chỉnh trang các trạm BTS được thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch mà UBND TP phê duyệt. Nếu doanh nghiệp muốn xây dựng trạm thì phải phù hợp với quy chuẩn đã được duyệt, trường hợp không phù hợp thì không được cấp phép xây dựng trạm, nếu vi phạm sẽ bị tháo dỡ. Hơn một năm nay, Sở Thông tin và truyền thông TP đã không còn cấp phép đối với những trạm BTS cồng kềnh loại cũ nữa.
MobiFone: nhiều khó khăn khi thay đổi trạm BTS Trao đổi với chúng tôi ngày 4-1, đại diện MobiFone cho biết nhà mạng đã có kế hoạch triển khai cải tạo các trạm BTS nhưng còn một số vướng mắc về chi phí. Ngoài ra, việc thực hiện chuyển đổi, cải tạo các trạm này gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể là muốn chuyển đổi từ các trạm BTS cồng kềnh sang thu gọn, ngụy trang thì các nhà mạng phải quy hoạch lại toàn bộ mạng lưới. Chẳng hạn hiện nay ở khu vực lõi trung tâm TP, các trạm ăngten lắp đặt trên nhà dân có độ cao 15m, nhưng theo kế hoạch của TP phải giảm xuống còn 6m. Việc giảm độ cao trạm BTS chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến vùng phủ sóng của trạm này. Đó là chưa nói việc hạ độ cao trạm BTS cũng ảnh hưởng đến cự ly giữa các trạm. Hiện nay ở khu vực trung tâm, khoảng cách giữa các trạm BTS trung bình khoảng 300m là phủ sóng tốt, nhưng nếu hạ độ cao trạm thì khoảng cách giữa các trạm sẽ phải tính lại vì vướng các nhà cao tầng. Các nhà mạng phải ngồi tính lại toàn bộ mạng lưới phủ sóng, đi tìm các vị trí lắp đặt BTS mới để đảm bảo phủ sóng toàn bộ khu vực. Đại diện MobiFone cũng chia sẻ nhà mạng hiện đã lắp đặt nhiều trạm BTS ngụy trang (dạng ống khói, máy lạnh, trụ đèn...) ở khu vực Phú Mỹ Hưng, Q.7. Tuy nhiên, vì những khó khăn nói trên mà các nhà mạng mong nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng trong việc tháo gỡ những rào cản xảy ra trong quá trình chuyển đổi, cải tạo trạm BTS. “Chẳng hạn, chi phí hiện nay để lắp đặt một trạm BTS mới trung bình 200 - 300 triệu đồng, nhưng việc đi thuyết phục nhà dân, tòa nhà ở các khu vực đông dân cư, khu vực trung tâm rất khó khăn. Đó là chưa kể những khó khăn trong việc tháo dỡ các trạm cồng kềnh hiện nay để di dời sang thi công các trạm mới...” - đại diện MobiFone cho biết. |
-
TTO - Sáng 25-2, ngay khi báo Tuổi Trẻ phát động chương trình Cùng Tuổi Trẻ góp vắc xin COVID-19, đông đảo bạn đọc đã trực tiếp đến báo Tuổi Trẻ đóng góp với mong muốn chung tay góp sức ngăn chặn dịch bệnh.
-
TTO - Từng là thủy thủ, có thời gian 27 năm sống ở Mỹ và có dịp được đi du thuyền, ông Năm Cao về quê Vĩnh Long làm nghề nuôi lươn và bỏ 5 tỉ đồng cả đời tích cóp để xây căn ‘nhà du thuyền’, hiện thực hóa niềm đam mê.
-
TTO - Thông tin vừa được liên bộ Công thương - Tài chính đưa ra về việc điều hành giá xăng dầu kể từ 15h chiều nay 25-2 với mức tăng cho tất cả các mặt hàng.
-
TTO - Ngày 25-2, UBND tỉnh Đồng Tháp đã có buổi làm việc trực tiếp với UBND huyện Tháp Mười, công an huyện, trường học và các ngành liên quan đến vụ học sinh bị ép ra ngoài trường rồi hành hung.
-
TTO - Theo Sở Giao thông vận tải, hiện nay việc hạn chế xe cơ giới ba bánh và xe thô sơ ba, bốn bánh đã cải thiện tình hình giao thông. Tiếp đến năm 2025 sẽ chấm dứt loại xe này.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận