11/06/2020 17:04 GMT+7

TP.HCM muốn cán bộ cấp phòng trở lên giao tiếp tiếng Anh, không cần phiên dịch

MAI HƯƠNG
MAI HƯƠNG

TTO - Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức mới đây đã yêu cầu Sở Nội vụ TP nhanh chóng rà soát, thống kê thực trạng trình độ ngoại ngữ của cán bộ, công chức, viên chức ở TP.

TP.HCM muốn cán bộ cấp phòng trở lên giao tiếp tiếng Anh, không cần phiên dịch - Ảnh 1.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân (giữa) là người có thể giao tiếp trực tiếp với đối tác nước ngoài bằng tiếng Anh. Trong ảnh: ông Nhân trò chuyện với các đại biểu tại buổi hội thảo đào tạo nhân lực, trình độ quốc tế ở TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Theo đó, ông Dương Anh Đức chỉ đạo Sở Nội vụ TP chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo, Sở Tài chính, Ban Tổ chức Thành ủy và các cơ quan, đơn vị có liên quan hoàn chỉnh kế hoạch thực hiện đề án về “Chương trình quốc gia học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2020-2030” để trình Ban cán sự Đảng UBND TP.

Cụ thể, các sở ngành phải nhanh chóng rà soát, thống kê thực trạng trình độ ngoại ngữ của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn TP. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể theo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng với từng nhóm đối tượng trong từng giai đoạn, đảm bảo khả thi, hiệu quả.

Trước đó, tại một cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cho biết ông không hài lòng trước thực tế nhiều lãnh đạo cấp sở "còn rất trẻ mà ra nước ngoài công tác vẫn phải cần phiên dịch viên" và bày tỏ "không thể chấp nhận được tình trạng này".

Do vậy, ông Phong chỉ đạo Sở Giáo dục - đào tạo TP.HCM phối hợp với ngành nội vụ và các đơn vị liên quan xây dựng đề án dạy tiếng Anh cho lãnh đạo các sở ngành, quận huyện, trước mắt áp dụng từ cấp trưởng phòng ở các sở, ngành và phó chủ tịch UBND quận, huyện trở lên và yêu cầu việc này phải được triển khai thực hiện ngay từ năm 2020. 

Riêng với lãnh đạo các sở ngành của TP từ cấp phòng trở lên phải có trình độ tiếng Anh đủ để giao tiếp, không cần phiên dịch.

Chủ tịch TP.HCM: Chủ tịch TP.HCM: 'Trẻ mà đi đâu cũng kè kè phiên dịch thấy rất kỳ'

TTO - "Lớn tuổi rồi không theo kịp thì còn tạm chấp nhận phải có phiên dịch để làm việc. Còn trẻ mà đi đâu cũng kè kè phiên dịch thấy rất kỳ".

MAI HƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên