Nghe những người bạn Sài Gòn kể lại chuyện đi xe buýt là cả một vấn đề. Lòng cảm thấy bất an nhưng tôi vẫn cứ phải đi vì được biết đoạn đường đến trường học còn xa lắm và phải đi bằng xe buýt. Cảnh tượng đầu tiên khi lên xe buýt số 150 ra ngã tư Thủ Đức là nhân viên thu tiền vé kéo tôi lên vì xe không ngừng lâu, túi xách tôi mang theo được nhân viên quẳng vào một góc vì xe không dừng lại nên tôi nhào té xuống lườn xe vì trớn xe lao tới.
Tôi tìm được một chỗ ngồi vì ban đầu xe không nhiều khách nhưng khoảng 30 phút sau người đông hơn và người đi xe buýt phải đứng vì hết chỗ ngồi. Lát sau lối đi trên xe chật kín cả người đứng, khiến xe ngột ngạt hơi người. Đến ngã tư Hàng Xanh, quận Bình Thạnh xe đón thêm hai thanh niên trong tình trạng say rượu. Lên xe hai thanh niên này ngã qua ngã lại, miệng liên tục văng thứ ngôn ngữ khó nghe và nhổ nước bọt ra xe, lúc này trên xe có khoảng trên 80 người.
Nhìn xung quanh mình, người thì đứng mệt mỏi, người ngủ gật trên xe, người say xỉn, người không có chỗ ngồi phải ngồi bệt dưới sàn xe thật bi thảm, trong khi xe vẫn nhồi thêm người khiến họ không thể nhúc nhích. Đến ngã tư Thủ Đức tôi xuống xe thì bị kéo xuống thật nhanh suýt chúi nhủi xuống lề đường. Mồ hôi nhễ nhại, quần áo lếch thếch. Lẽ ra theo lời dặn của bạn tôi phải đón xe buýt số 57 đến trường, nhưng nhớ lại cảnh đi xe buýt rợn người đành gọi taxi.
Quê tôi cũng có những chuyến xe buýt nhưng không xảy ra cảnh như trên vì ít người đi. Nhưng dù ít hay nhiều người, theo tôi, những chuyến xe buýt cần cân đối lượng hành khách trên xe nhằm đảm bảo an toàn giao thông cũng như các tệ nạn móc túi, trộm điện thoại... Và quan trọng hơn hết là để xe buýt là những chuyến xe thân thiện với mọi người.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận