14/12/2021 19:15 GMT+7

Tối 14-12: Hà Nội có 900 ca COVID-19, tổng số ca mắc vượt 20.000

PHẠM TUẤN
PHẠM TUẤN

TTO - Từ 18h ngày 13-12 đến 18h ngày 14-12, TP Hà Nội ghi nhận 900 ca COVID-19, tổng số ca mắc trong đợt dịch thứ tư vượt mốc 20.000 ca.

Tối 14-12: Hà Nội có 900 ca COVID-19, tổng số ca mắc vượt 20.000 - Ảnh 1.

Nhiều dãy nhà tại Hà Nội tạm phong tỏa vì ghi nhận F0 - Ảnh: G.ĐOÀN

Tối 14-12, Sở Y tế Hà Nội thông tin, từ 18h ngày 13-12 đến 18h ngày 14-12, TP ghi nhận 900 ca COVID-19, trong đó 315 ca cộng đồng, 447 ca tại khu cách ly, 138 ca tại khu phong tỏa.

900 ca bệnh trên ghi nhận tại 212 xã, phường, thị trấn thuộc 26/30 quận, huyện: Đống Đa (176); Hoàng Mai (121); Đông Anh (73); Tây Hồ (54); Thanh Trì (54); Gia Lâm (45); Bắc Từ Liêm (43); Thường Tín (43); Chương Mỹ (38); Hoàn Kiếm (37); Thanh Xuân (35); Nam Từ Liêm (25); Mê Linh (22); Sóc Sơn (21); Hoài Đức (20); Quốc Oai (19); Cầu Giấy (15); Thanh Oai (13); Đan Phượng (10); Ba Đình (8); Long Biên (8); Hai Bà Trưng (6); Thạch Thất (6); Phú Xuyên (4); Ứng Hòa (3); Hà Đông (1).

Từ ngày 27-4 đến nay, Hà Nội có tổng 20.110 ca COVID-19, trong đó 7.612 ca cộng đồng, 12.498 ca đã được cách ly.

Đề xuất 2.447 tỉ đồng xây dựng hệ thống y tế cơ sở

Chiều cùng ngày, tại Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, biên chế hành chính, sự nghiệp và phát động phong trào thi đua năm 2022, giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà thông tin một số nội dung về đầu tư, nâng cấp tuyến y tế cơ sở giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, nhân lực y tế của TP hiện nay rất thiếu, nhiều xã, phường thị trấn của TP, đặc biệt là khu vực đang đô thị hóa, nhiều khu chung cư, mật độ dân số cao trên 30.000 dân, có nơi trên 50.000 dân cũng chỉ có tối đa 10 cán bộ/1 trạm y tế.

Bà Hà cho biết với số lượng cán bộ như vậy chỉ thực hiện theo dõi quản lý sức khỏe bảo đảm cho tối đa 13.000-15.000 dân.

"Trên 15.000 dân sẽ quá tải, chưa kể khi xuất hiện những dịch bệnh nguy hiểm, có tính chất lây lan nhanh", giám đốc Sở Y tế Hà Nội nói.

Trên cơ sở đề xuất của các địa phương, bà Hà cho biết Sở Y tế đã, đang phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư trình UBND TP phê duyệt tổng kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, và trang thiết bị cho tuyến y tế cơ sở là 2.447 tỉ đồng, gồm đầu tư cơ sở vật chất cho 307/579 trạm y tế, đầu tư trang thiết bị y tế phục vụ cho công tác khám bệnh, sơ cấp cứu, tai mũi họng, răng hàm mặt, y học cổ truyền, sản phụ khoa, kế hoạch hóa gia đình...

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cũng kiến nghị, trong khi chờ văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ về định mức cán bộ y tế tại tuyến cơ sở, UBND TP ban hành cơ chế, chính sách cho phép Trung tâm Y tế tuyển dụng thêm lao động và được chi trả từ nguồn ngân sách TP.

Cụ thể đối với xã, phường, thị trấn có quy mô dân số hơn 25.000 dân thì cứ thêm 2.000-3.000 dân được bổ sung 1 nhân viên y tế và cứ hơn 10 cán bộ y tế, được tuyển dụng từ 2 bác sĩ trở lên.

Ca COVID-19 nặng tại Hà Nội tăng, bệnh viện tuyến cuối lo quá tải Ca COVID-19 nặng tại Hà Nội tăng, bệnh viện tuyến cuối lo quá tải

TTO - Số ca COVID-19 tăng từ hàng chục ca lên con số nghìn trong khoảng thời gian ngắn, một số bệnh viện tuyến cuối tại thủ đô rơi vào tình trạng quá tải.

PHẠM TUẤN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên