Binh sĩ Pháp canh gác gần tháp Eiffel sau khi xảy ra các vụ tấn công khủng bố ở Paris làm 17 người chết - Ảnh: Reuters |
Theo Scott Rickard, các nhân viên tình báo Mỹ biết trước các vụ tấn công khủng bố Paris nhưng đã không tiết lộ thông tin này để phục vụ cho "công tác bí mật" của họ. Tình báo Mỹ có xu hướng "làm lơ" trong những trường hợp như vậy vì ý đồ của mình.
Ông dẫn ra trường hợp của Umar Farouk Abdulmutallab, còn được gọi là "kẻ đánh bom đồ lót" đã tìm cách đánh bom một chuyến bay đi Detroit vào Giáng sinh năm 2009 khi giấu chất nổ trong đồ lót.
Rickard cho biết tình báo Mỹ biết âm mưu của Abdulmutallab, nhưng vẫn để cho đối tượng này tiến hành kế hoạch.
"Mỹ và tình báo phương Tây có nhiều thông tin về hành động và nơi ở của Abdulmutallab và họ thậm chí còn giúp anh ta đi qua sân bay ở Amsterdam (Hà Lan) lúc anh ta trên đường đến Mỹ để thực hiện vụ đánh bom", ông nói với Press TV ngày 22-1.
Điều này còn rõ ràng hơn trong trường hợp các vụ tấn công ở Paris, theo Rickard.
Ông cho rằng một số người trong cộng đồng tình báo Mỹ đã "cho phép" các nghi phạm hành động và tạo ra một kịch bản để rồi sau đó dùng nó phục vụ cho mục đích tuyên truyền và theo đuổi các chương trình an ninh và nghe lén.
Trên thực tế, sau vụ tấn công ở Paris, lãnh đạo các nước đã nối lại các cuộc đàm phán chống chủ nghĩa khủng bố với một trong các biện pháp được chú trọng là tăng cường thông tin tình báo.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận