26/05/2024 07:46 GMT+7

Tìm kiếm hài cốt quân nhân Mỹ giữa đại dương

Giữa cái nắng hè tháng 5 tại vùng biển Nha Trang (Khánh Hòa), 26 thành viên thuộc Cơ quan Kiểm kê tù binh và người mất tích Bộ Quốc phòng Mỹ (DPAA) tìm kiếm hài cốt của quân nhân Mỹ thiệt mạng trong vụ rơi máy bay vào năm 1971.

Chân dung của một thợ lặn trước khi lặn xuống biển. Một chiếc mũ của thợ lặn có trọng lượng gần 22 kg. Mỗi người làm việc liên tục dưới nước trong khoảng thời gian 90 phút - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chân dung của một thợ lặn trước khi lặn xuống biển. Một chiếc mũ của thợ lặn có trọng lượng gần 22 kg. Mỗi người làm việc liên tục dưới nước trong khoảng thời gian 90 phút - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Việc tìm kiếm dưới sự hỗ trợ tích cực của Cơ quan Việt Nam tìm kiếm người mất tích VNOSMP (bao gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao) và lực lượng chức năng của tỉnh Khánh Hoà.

Cận cảnh quá trình tìm kiếm hài cốt quân nhân Mỹ trên biển Nha Trang

Hợp tác tìm kiếm hài cốt quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh (MIA) được triển khai ngay sau khi Hiệp định Paris được ký ngày 27-1-1973. Hợp tác MIA đã khẳng định tinh thần nhân đạo, thiện chí của Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề chiến tranh để lại trên tinh thần gác lại quá khứ, hướng tới tương lai.

Các trang thiết bị tìm kiếm được bố trí trên một chiếc sà lan. Đây là đợt tìm kiếm hài cốt thứ 5 tại khu vực biển Nha Trang. Hiện tại, hài cốt của 4 quân nhân Hoa Kỳ vẫn chưa được tìm thấy - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Các trang thiết bị tìm kiếm được bố trí trên một chiếc sà lan. Đây là đợt tìm kiếm hài cốt thứ 5 tại khu vực biển Nha Trang. Hiện tại, hài cốt của 4 quân nhân Hoa Kỳ vẫn chưa được tìm thấy - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

7h, các thành viên của DPAA rời bến thuyền để đến địa điểm tìm kiếm cách bờ biển khoảng 20 phút đi ca nô. Ngay sau khi đến hiện trường, Đại uý Weston Iannone, đội trưởng đội tìm kiếm, và Nhà nhân chủng học Gregory Stratton phổ biến công việc đến các thành viên của đội.

Sau khi nhận nhiệm vụ, lực lượng thợ lặn bắt đầu triển khai công việc. Trên bờ, một chiếc lồng sắt và vòi hút bắt đầu được thả xuống biển để hút các dị vật tại khu vực đã được đánh dấu toạ độ.

Sau khi được lấp đầy, các lồng sắt sẽ được kéo lên, để sàng lọc và tìm kiếm hài cốt và mảnh vỡ máy bay.

Ông Lê Công Tiến, giám đốc Cơ quan Việt Nam tìm kiếm người mất tích, cho biết: "Sau 50 năm hợp tác tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA), Việt Nam đã bàn giao trên 1.000 bộ hài cốt, giúp Hoa Kỳ định danh được hơn 730 trường hợp".

"Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, hợp tác trong vấn đề MIA nói riêng và khắc phục hậu quả chiến tranh nói chung luôn được Việt Nam và Mỹ hết sức coi trọng và ngày càng mở rộng, bao gồm tẩy độc dioxin và hỗ trợ người khuyết tật, rà phá bom mìn còn sót lại, tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ Việt Nam và quân nhân Mỹ.

Kết quả công tác này tạo cơ sở vững chắc để hai bên củng cố lòng tin, tăng cường hiểu biết, mở ra cánh cửa hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác. Chúng ta không thể thay đổi quá khứ, nhưng có thể cùng nỗ lực vun đắp cho một tươi lai tươi sáng hơn" - ông Tiến chia sẻ thêm.

Tiến sĩ nhân chủng học Gregory Stratton đánh dấu các khu vực cần tìm kiếm trong ngày. Các khu vực tìm kiếm được định vị toạ độ chính xác. Diện tích mỗi khu vực tìm kiếm khoảng 16m2 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Tiến sĩ nhân chủng học Gregory Stratton đánh dấu các khu vực cần tìm kiếm trong ngày. Các khu vực tìm kiếm được định vị toạ độ chính xác. Diện tích mỗi khu vực tìm kiếm khoảng 16m2 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chỉ huy lực lượng thợ lặn phổ biến một số yêu cầu nhiệm vụ trong ngày. Các thợ lặn tham gia chuyến tìm kiếm lần này thuộc bộ binh Mỹ- Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chỉ huy lực lượng thợ lặn phổ biến một số yêu cầu nhiệm vụ trong ngày. Các thợ lặn tham gia chuyến tìm kiếm lần này thuộc bộ binh Mỹ- Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Thợ lặn nhảy xuống biển, bắt đầu quá trình tìm kiếm hài cốt. Độ sâu tại khu vực này khoảng 25m. Mỗi thợ lặn sẽ làm việc liên tục khoảng 90 phút dưới đáy biển. Họ cầm theo ba ống dây để thở, liên lạc và đo độ sâu biển - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Thợ lặn nhảy xuống biển, bắt đầu quá trình tìm kiếm hài cốt. Độ sâu tại khu vực này khoảng 25m. Mỗi thợ lặn sẽ làm việc liên tục khoảng 90 phút dưới đáy biển. Họ cầm theo ba ống dây để thở, liên lạc và đo độ sâu biển - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Mỗi kíp thợ lặn bao gồm 3 thành viên. Hai người trực tiếp lặn xuống biển làm nhiệm vụ. Một người còn lại ngồi trên bờ để ứng trực trong các tình huống khẩn cấp - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Mỗi kíp thợ lặn bao gồm 3 thành viên. Hai người trực tiếp lặn xuống biển làm nhiệm vụ. Một người còn lại ngồi trên bờ để ứng trực trong các tình huống khẩn cấp - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Lê Đình Nhật, một quân nhân người Mỹ gốc Việt, hướng dẫn máy cẩu để đưa các lồng sắt lên bờ - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Lê Đình Nhật, một quân nhân người Mỹ gốc Việt, hướng dẫn máy cẩu để đưa các lồng sắt lên bờ - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Các lồng sắt này chứa các dị vật dưới đáy biển sau quá trình nạo hút tại các khu vực tìm kiếm. Trong ảnh, trung sĩ Đặng Hoàng Phúc dùng vòi nước cao áp để rửa sạch bùn đất - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Các lồng sắt này chứa các dị vật dưới đáy biển sau quá trình nạo hút tại các khu vực tìm kiếm. Trong ảnh, trung sĩ Đặng Hoàng Phúc dùng vòi nước cao áp để rửa sạch bùn đất - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Các thành viên trong đội bắt đầu công việc lọc rửa các dị vật được lấy lên từ đáy biển - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Các thành viên trong đội bắt đầu công việc lọc rửa các dị vật được lấy lên từ đáy biển - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Đại uý Weston Iannone, đội trưởng đội tìm kiếm, cầm một mảnh vỡ từ chiếc máy bay CH-47B được trục vớt từ đáy biển - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Đại uý Weston Iannone, đội trưởng đội tìm kiếm, cầm một mảnh vỡ từ chiếc máy bay CH-47B được trục vớt từ đáy biển - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Ông Jack Kenkeo, chuyên gia về máy bay, và một mảnh vỡ của chiếc máy bay CH-47B - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Ông Jack Kenkeo, chuyên gia về máy bay, và một mảnh vỡ của chiếc máy bay CH-47B - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Tranh thủ giờ giải lao, một thành viên trong đoàn hít đất rèn luyện thể lực - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Tranh thủ giờ giải lao, một thành viên trong đoàn hít đất rèn luyện thể lực - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bà Fern Sumpter Winbush, phó giám đốc thường trực DPAA, bắt tay cảm ơn anh Nguyễn Xuân Hợi, công nhân điều khiển máy xúc trên sà lan - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bà Fern Sumpter Winbush, phó giám đốc thường trực DPAA, bắt tay cảm ơn anh Nguyễn Xuân Hợi, công nhân điều khiển máy xúc trên sà lan - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bà Fern Sumpter Winbush, phó giám đốc thường trực DPAA, cầm tấm bưu thiếp của bộ đội Việt Nam trong chiến tranh để trao trả cho phía Việt Nam - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bà Fern Sumpter Winbush, phó giám đốc thường trực DPAA, cầm tấm bưu thiếp của bộ đội Việt Nam trong chiến tranh để trao trả cho phía Việt Nam - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Ông Lê Công Tiến, giám đốc VNOSMP, nhận lại một kỷ vật do bà Fern Sumpter Winbush trao trả - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Ông Lê Công Tiến, giám đốc VNOSMP, nhận lại một kỷ vật do bà Fern Sumpter Winbush trao trả - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Đội tìm kiếm hài cốt liệt sĩ Bình Phước bàn giao thẻ bài quân nhân Mỹ cho MIAĐội tìm kiếm hài cốt liệt sĩ Bình Phước bàn giao thẻ bài quân nhân Mỹ cho MIA

TTO - Đội K72, đơn vị chuyên trách quy tập hài cốt liệt sĩ thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Phước, trong lúc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ đã phát hiện thẻ bài quân nhân Mỹ và trao trả Cơ quan tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh tại Việt Nam.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên