Với mức tỉ giá trung tâm như hiện nay, các ngân hàng có thể bán USD với giá cao nhất là 23.073 đồng/USD. Tuy nhiên giá bán USD tại các ngân hàng cuối ngày 7-6 chỉ dao động trong khoảng 22.735 đồng/USD đến 22.740 đồng/USD, thấp hơn giá trần từ 333 đến 338 đồng/USD.
Ngân hàng Nhà nước cho biết trong hơn 5 tháng đầu năm thanh khoản của thị trường ngoại hối khá tốt, các nhu cầu hợp lý của tổ chức, cá nhân đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Ngân hàng Nhà nước cũng mua được ngoại tệ từ các ngân hàng để bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước.
Theo Ngân hàng Nhà nước, diễn biến trên của tỉ giá cũng phù hợp với mục tiêu điều hành, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động trong sản xuất kinh doanh, phòng ngừa rủi ro tỉ giá.
Trong thời gian tới Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành tỉ giá trung tâm linh hoạt, phối hợp đồng bộ các giải pháp và các công cụ chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ ổn định tỉ giá.
Ngoài ra nơi này cũng sẽ cân nhắc thận trọng việc bán can thiệp thị trường ngoại tệ trong trường hợp cung cầu ngoại tệ mất cân đối để đảm bảo tỉ giá không biến động quá mức, gây tâm lý bất ổn trên thị trường đồng thời hạn chế các yếu tố đầu cơ, găm giữ…
Về tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cho biết tính đến cuối tháng 5 tín dụng đã tăng 6,53% so với cuối năm 2016. Đây là mức tăng cao so với các năm gần đây. Cụ thể, cùng kỳ năm 2016 tín dụng tăng 5%, cùng kỳ năm 2015 tăng là 4,5%.
Ngày 7-6, giá vàng thế giới tiếp tục đi lên, cuối ngày chốt ở mức 1.291,1 USD/ounce, quy đổi tương đương 35,4 triệu đồng/lượng. Trong khi đó giá vàng miếng SJC bán ra ở 36,59 triệu đồng/lượng. So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng trong nước chỉ còn cao hơn 1,19 triệu đồng/lượng. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận