Và câu chuyện xúc động của Công dân trẻ TP.HCM, “đóa hướng dương” Lê Thanh Thúy của VN đã được bạn bè quốc tế biết đến.
Phóng to |
Tố Oanh (bìa phải - đại diện chương trình “Ước mơ của Thúy”) trao đổi với các đại biểu dự cuộc gặp gỡ - Ảnh: CTV |
Đoàn VN chỉ vỏn vẹn ba người gồm tôi - đại diện chương trình “Ước mơ của Thúy” và hai bạn Trang, Hằng - nhân viên văn phòng Roche VN. Sáng ngày thứ hai, ban tổ chức thông báo: “VN chuẩn bị chia sẻ. Thời gian dành cho các bạn là 15 phút”.
“Xin hãy cho con thêm thời gian” - câu nói của Thúy vào năm 2007 từng làm lay động hàng vạn người VN đã được dùng mở đầu giới thiệu câu chuyện VN. Cả hội trường lặng im lắng nghe Thúy xin thêm thời gian được sống, một chút, một chút thôi để kịp làm những điều có ích cho bệnh nhi mắc ung thư giống mình...
Một số hoạt động nổi bật tiếp nối tinh thần ước mơ của Thúy được diễn đạt bằng những bức ảnh thật sinh động: tình nguyện viên sinh hoạt hằng tuần với bệnh nhi ung thư tại các bệnh viện, chúc mừng sinh nhật bệnh nhi hằng tháng, đưa nhà hát vào bệnh viện, lớp học chữ trong bệnh viện... Mỗi bức ảnh, một hoạt động là những câu chuyện được kết nối bằng biết bao trái tim của người tình nguyện. “Từ em bé đến cụ già, đến những người đã mất, ai cũng có thể tham gia thực hiện tiếp ước mơ của Thúy, ai cũng có thể tìm thấy khả năng đóng góp của mình trong chương trình này. Đó cũng chính là sức mạnh của cộng đồng” - chúng tôi đúc kết phần giới thiệu.
“Câu chuyện của VN đã thật sự cuốn hút chúng tôi. Cách nào để “Ước mơ của Thúy” có thể không ngừng nghỉ suốt sáu năm qua? Làm sao các bạn có thể duy trì được lực lượng tình nguyện đầy nhiệt huyết hoàn toàn không thù lao hàng tuần? Những ý tưởng mới đến từ đâu? Các bạn có được Chính phủ hỗ trợ và giúp Chính phủ thay đổi chính sách cho bệnh nhân...”. Hàng loạt câu hỏi tìm hiểu thêm về hoạt động chương trình “Ước mơ của Thúy” được các thành viên trao đổi cho đến tận giờ chia tay.
Trong ba ngày gặp gỡ, biết bao bài học, kinh nghiệm về công tác tổ chức trợ giúp bệnh nhân đã được chia sẻ từ bạn bè. Chúng tôi ấn tượng với bà Ranjit Kaur đến từ Malaysia. 12 năm trước khi mắc phải bệnh ung thư vú, bà đã mạnh dạn đến với Bộ gia đình, phụ nữ và phát triển cộng đồng đề xuất Chính phủ Malaysia hỗ trợ chi phí thực hiện chương trình chụp nhũ ảnh tầm soát ung thư cho phụ nữ nghèo từ 40 tuổi trở lên. “Hai năm sau, bộ đã ra đời chương trình chụp nhũ ảnh cho phụ nữ nghèo và làm rất tốt đến nay” - bà Ranjit chia sẻ.
Chỉ là sự khởi đầu Ý tưởng cho cuộc gặp gỡ giữa các tổ chức trợ giúp bệnh nhân xuất phát từ bà Luci Erruawati - giám đốc truyền thông và chính sách công Roche tại Indonesia. Ngày kết thúc, bà Luci cười tươi chia sẻ: “Tôi nghĩ vì sao không có một cuộc gặp gỡ đa quốc gia để các tổ chức trợ giúp bệnh nhân có dịp được chia sẻ, học được những điều hay của nhau. Ý tưởng của tôi được gửi về công ty mẹ, lập tức được hồi âm. Và chúng tôi đã bắt tay vào tổ chức suốt bốn tháng qua”. “Cuộc gặp gỡ tuyệt vời này không phải kết thúc mà là sự khởi đầu. Những năm tiếp theo chắc chắn có thêm nhiều tổ chức tham gia chia sẻ và những kiến thức, kinh nghiệm mới sẽ được tiếp tục chuyển giao cho nhau” - bà Yvet Venable, giám đốc chính sách công quốc tế Tập đoàn Roche, cho biết. |
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Thêm 119 triệu đồng giúp bệnh nhi ung thư trở lại trườngNgày hội hoa hướng dương cho bệnh nhi ung thư 2013"Rừng" hoa Hướng dương trong đêm Viết tiếp ước mơ của Thúy
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận